TP. Sông Công: Phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020

Nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, thành phố Sông Công có những lợi thế để trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trên thực tế, nó đã và đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mì
TP. Sông Công: Phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020

Một góc TP. Sông Công

Và với những nỗ lực của Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố trong mấy năm qua, Sông Công đã đi rất gần tới mục tiêu trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

Chỉ sau 1 năm được công nhận là TP. Sông Công, 02/8/2016 Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã ra Nghị quyết 04-NQ/TU về việc định hướng thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Với bề dày 34 xây dựng, hình thành và phát triển, mục tiêu này là dịp để Sông Công thể hiện bản lĩnh, chinh phục đỉnh cao mới trong thời kỳ mới.

Ông Lê Văn Khôi cho biết, với mục tiêu tập trung đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá thành phố, Ban chấp hành Đảng bộ chính quyền và nhân dân Sông Công trong thời gian qua đã nỗ lực phấn đấu triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Trọng tâm là 9 chương trình đề án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2019. Tính tới thời điểm hiện tại, Sông Công đã đạt 90,55 điểm tiêu chí phân loại đô thị, đủ điều kiện để được công nhận là đô thị loại II.

Tín hiệu đáng mừng nhất là từ năm 2016-2018, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của thành phố luôn đạt bình quân 17% mỗi năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng đạt 18%; giá trị sản xuất thương mại dịch vụ đạt 20% và lĩnh vực nông lâm nghiệp thuỷ sản đạt 6%.

Các khu công nghiệp trên địa bàn hoạt động rất hiệu quả

Hiện trên địa bàn thành phố đang có 02 khu CN tập trung là Sông Công I, Sông Công II và 04 cụm công nghiệp vừa nhỏ (Khuynh Thạch, Nguyên Gon, Bá Xuyên, Yên Lương) đang hoạt động rất hiệu quả với tổng số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Việc các khu CN, cụm CN đi vào hoạt động, thu hút được nhiều nhà đầu tư đã góp phần nâng tổng số doanh nghiệp từ 268 trong năm 2015 thành 450 doanh nghiệp vào năm 2018. Nhiều doanh nghiệpcó đầu tư lớn đã đi vào hoạt động, không ngừng gia tăng đóng góp vào giá trị sản xuất mỗi năm. Năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương đạt 4.875 tỷ đồng. Đến năm 2018 đã đạt 6.889 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tại Sông Công vì thế đang được chuyển dịch theo hướng tích cực với công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ làm trọng tâm, đúng như định hướng đã đề ra.

Đặc biệt, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Thái Nguyên 2018, Sông Công đã có 12 dự án trong tổng số 65 danh mục dự án của tỉnh ưu tiên mời gọi đầu tư và 03 dự án đã được trao và ký biên bản ghi nhớ tại Hội nghị. Về phần mình, thành phố cũng chủ động kêu gọi, xúc tiến các hoạt động thu hút đầu tư. Tính tới hiện đại, đã có 48 danh mục thu hút vốn đầu tư với tổng số vốn đề xuất đầu tư lên tới 16.200 tỷ đồng. Trong đó, đã có 45 dự án có hồ sơ đề xuất khảo sát, nghiên cứu và đăng ký đầu tư gửi tỉnh và thành phố với tổng mức đầu tư 15.600 tỷ đồng. Thành phố thay đổi từng ngày qua từng dự án đô thị, khu đô thị và các khu liên hợp, khu tiện ích cùng với hệ thống điện đường trường trạm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong thời đại 4.0.

Việc trở thành đô thị loại II trong tương lai sẽ thực sự là một cú hích giúp thành phố Sông Công nâng cao vị thế, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tiến trình đô thị hoá diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...