TP.HCM chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Hội đồng tuyển chọn đánh giá phương án thiết kế cầu đi bộ qua sông Sài Gòn hình lá dừa nước giúp tối ưu hệ thống cột dưới lòng sông…

Phối cảnh thiết kế cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn hình lá dừa nước
Phối cảnh thiết kế cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn hình lá dừa nước

UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả tuyển chọn “Phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn” là phương án của Liên danh Chodai–Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam.

UBND TP.HCM giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM tổ chức công bố kết quả tuyển chọn theo quy định. Theo đó, UBND thành phố chỉ ra một số điểm cần lưu ý trong các bước tiếp theo, cụ thể, phương án thiết kế cần tập hợp thông tin, bám sát nội dung nhiệm vụ thiết kế, thể hiện kết nối phù hợp với các khu vực xung quanh.

Giai đoạn thiết kế chi tiết cần tuân thủ ý tưởng thiết kế và làm rõ hơn ý tưởng của phương án được chọn; cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn công trình, cảnh quan kiến trúc, tuân thủ pháp lý quy hoạch được duyệt.

Theo quyết định, phương án của Liên danh Chodai–Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam đạt điểm cao nhất trong 4 phương án thiết kế của 4 đơn vị tư vấn tham dự tuyển cuộc tuyển chọn “Phương án thiết kế kiến trúc Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn”.

Báo cáo của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM nêu rõ, Hội đồng tuyển chọn đánh giá phương án cầu hình tượng lá dừa nước của Liên danh Chodai–Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam giúp tối ưu hệ thống cột dưới lòng sông và đưa hệ cột về gần bờ tạo tĩnh không dưới nước lớn, tránh va đập tốt.

Đồng thời, cấu trúc này còn giải quyết các hệ cột trên mặt cầu do có khoảng vượt lớn, nên tầm nhìn người đi bộ trên cầu rất thông thoáng. Thác nước tuần hoàn trong phương án này rất phù hợp với thiết kế quảng trường trung tâm Thủ Thiêm.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho biết thêm, có 12 phương án thiết kế kiến trúc tham gia tuyển chọn “Phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn”. Tư vấn tổ chức tuyển chọn là Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc (trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc) đã rút gọn 4 phương án tối ưu nhất, làm cơ sở xem xét phê duyệt đề xuất dự án đã lọt vào vòng 2.

Kết quả chấm điểm, Hội đồng tuyển chọn đã thống nhất chấm điểm phương án CDN01 của Liên danh Chodai-Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam cao nhất.

Đơn vị đạt giải cam kết phương án thiết kế tham gia tuyển chọn không vi phạm bản quyền, ý tưởng sáng tác hoặc phương án trong các đồ án khác.

Các thông số kỹ thuật cụ thể của phương án sẽ được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện thêm ở các bước thiết kế tiếp theo đảm bảo phù hợp với quy định.

Về hình thức kiến trúc là phương án độc đáo, ấn tượng, chưa trùng lắp, giản dị, có sức hút cho người dân và khách du lịch khi đến TP.HCM. Trong đó, suất đầu tư khả thi, đưa ra có cơ sở chính xác.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...