Bất động sản nghỉ dưỡng TP.HCM và vùng phụ cận vẫn trượt dài trên đường băng

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ phục hồi sau Nghị định 10 của Chính Phủ ban hành, song tại TP.HCM và vùng phụ cận thị trường này vẫn còn khá trầm lắng…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
bat-dong-san-tphcm-nam-2020-nhung-bien-doi-bat-ngo-1662119525.jpg
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của TP.HCM và vùng phụ cận nguồn cung còn hạn chế

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2023 của DKRA Group, nguồn cung phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có xu hướng tăng so với quý trước, nhưng vẫn ở mức thấp.

BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG “ÈO ỌT” VỀ NGUỒN CUNG

DKRA cho biết, về loại hình biệt thự nghỉ dưỡng, nguồn cung mặc dù tăng so với quý trước nhưng vẫn ở mức rất thấp, bằng 7% so với cùng kỳ. Các chủ đầu tư còn khá thận trọng trong việc đưa sản phẩm ra thị trường khiến nguồn cung tiếp tục duy trì xu hướng giảm từ giữa cuối quý 2/2022 đến nay.

Sức cầu ở mức thấp, lượng tiêu thụ tương đương 2% so với cùng kỳ. Các dự án mới có tình hình bán hàng khá chậm, phần lớn giao dịch tập trung ở những sản phẩm có mức giá dưới 10 tỷ đồng/căn.

Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động so với quý trước. Các chủ đầu tư vẫn tiếp tục áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu nhằm tăng thanh khoản. Trong thời gian qua, cùng với khó khăn chung của thị trường và sự phục hồi chưa như kỳ vọng của ngành du lịch đã tác động đến tâm lý khách hàng khiến thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Ảnh màn hình 2023-10-09 lúc 18.39.08.png
Giá bán sơ cấp nguồn cung mới theo miền của biệt thự nghỉ dưỡng

Về loại hình nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng, nguồn cung mới tăng so với quý trước nhưng vẫn còn ở mức rất thấp, tương đương 7% so với cùng kỳ. Sức cầu thị trường sụt giảm đáng kể, lượng tiêu thụ ghi nhận mức thấp nhất trong 5 năm qua, chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Giao dịch trong quý của loại hình này tập trung chủ yếu ở những dự án có pháp lý hoàn thiện với mức giá dưới 10 tỷ đồng/căn. Bên cạnh đó, đa số dự án sơ cấp đóng giỏ hàng với số lượng tồn kho lên đến 3.000 căn.

Theo báo cáo của DKRA, giá bán sơ cấp nhà phố, shophouse không có nhiều biến động so với cùng kỳ và vẫn duy trì ở mức cao, dao động từ 6,8 - 7 tỷ đồng/căn. Những chính sách cam kết thuê lại, hỗ trợ lãi suất,… vẫn tiếp tục được áp dụng rộng rãi nhưng không đạt hiệu quả như kỳ vọng.

“Nền kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều thách thức, dòng vốn khó cũng như phải phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành du lịch khiến thị trường nghỉ dưỡng nói chung và phân khúc nhà phố, shophouse nói riêng dự kiến vẫn còn nhiều khó khăn trong thời gian tới”, DKRA dự báo.

Đối với condotel, nguồn cung tăng mạnh so với quý trước nhưng chỉ tập trung cục bộ tại một số dự án nhất định. So với cùng kỳ năm 2022, nguồn cung vẫn còn ở mức thấp, chỉ tương đương 44%.

Ảnh màn hình 2023-10-09 lúc 18.40.30.png
Tỷ lệ nguồn cung mới theo miền của phân khúc condotel

Sức cầu thị trường có sự tăng trưởng so với quý trước, nhưng không đáng kể, lượng tiêu thụ vẫn còn thấp, bằng 22% so với cùng kỳ. Phần lớn giao dịch trong quý tập trung vào những dự án có pháp lý hoàn thiện, được ngân hàng bảo lãnh và được vận hành bởi đơn vị quốc tế 4 – 5 sao.

Ở loại hình này, Bình Định dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ trong quý, riêng những thị trường phát triển mạnh về nghỉ dưỡng như Đà Nẵng, Phú Quốc,… tiếp tục vắng bóng trên thị trường.

Mức giá chào bán tăng 6% - 8% so với quý trước do chi phí vốn vẫn neo ở mức cao. Tuy nhiên, việc tăng giá cũng kèm theo nhiều chính sách bán hàng như hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết, chia sẻ doanh thu, lợi nhuận… nhằm kích cầu thị trường.

“Xu hướng dịch chuyển từ hình thức chia sẻ lợi nhuận sang chia sẻ doanh thu tiếp tục được nhiều chủ đầu tư áp dụng rộng rãi, hình thức chia sẻ doanh thu giúp khách hàng có thể quản lý được hiệu quả kinh doanh cũng như an tâm về sự minh bạch của dòng tiền”, DKRA nhận định.

NGUỒN CUNG CĂN HỘ TĂNG CAO

Trong báo cáo của DKRA, phân khúc căn hộ của khu vực TP.HCM và vùng phụ cận có lượng nguồn cung tích cực. Cụ thể, nguồn cung mới trong quý 3/2023 gấp 2.5 lần so với quý trước, nhưng chỉ bằng 83% so với cùng kỳ, tính riêng tại TP. HCM đã chiếm gần 90% nguồn cung mở bán mới toàn thị trường.

Tại TP. HCM, phân khúc hạng A chiếm 2/3 nguồn cung mới mở bán trong quý, các dự án tập trung phần lớn tại khu Đông. Phân khúc hạng C quay trở lại sau thời gian dài vắng bóng, tuy nhiên, chỉ chiếm khoảng 4% tổng nguồn cung mới.

Thị trường ghi nhận tín hiệu khởi sắc so với quý 2/2023, tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 72% với lượng tiêu thụ gấp 2,8 lần quý trước, tăng 13% so với cùng kỳ.

Thời gian booking các dự án mở bán trong quý bình quân kéo dài từ 3 - 5 tháng. Các chính sách chiết khấu thanh toán nhanh, kéo giãn kỳ hạn thanh toán, quà tặng mở bán,… tiếp tục được phần lớn chủ đầu tư áp dụng nhằm kích cầu thị trường.

Ảnh màn hình 2023-10-09 lúc 18.28.26.png
Nguồn cung và tiêu thụ mới theo quý của phân khúc căn hộ

Giá bán sơ cấp không có nhiều biến động, thanh khoản thị trường thứ cấp hồi phục với giá bán ghi nhận tăng nhẹ từ 1% - 3% so với quý 2 trước động thái hạ lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại thời gian qua.

Còn phân khúc nhà phố, biệt thự nguồn cung mới giảm nhẹ tương đương khoảng 93% so với quý trước, bằng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2022. Sức cầu thị trường tăng nhẹ ghi nhận những tín hiệu tích cực so với quý 2/2023, tuy nhiên vẫn còn khá thấp chỉ bằng khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước.

“Đồng Nai chiếm tỷ trọng lớn về nguồn cung và lượng tiêu thụ mới trong quý với tỷ lệ lần lượt là 47.2% và 88.0%. Riêng TP. HCM lần đầu tiên không phát sinh nguồn cung mở bán mới trong quý”, báo cáo nêu rõ.

Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động so với quý trước. Các chính sách ưu đãi, chiết khấu, cam kết thuê bất động sản... tiếp tục được các chủ đầu tư áp dụng nhằm kích cầu thị trường.

Thanh khoản thị trường thứ cấp ở mức trung bình, mặt bằng giá ghi nhận mức giảm trung bình 11% - 15% so với đầu năm 2023. Trước bối cảnh thanh khoản thị trường sụt giảm, áp lực lãi vay,... khiến các nhà đầu tư phải cắt giảm lợi nhuận, giá bán nhằm thu hồi dòng tiền.

Cuối cùng là phân khúc đất nền, nguồn cung mới trong quý ghi nhận giảm mạnh chỉ tương đương 21% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng tiêu thụ mới của thị trường ghi nhận mức giảm lần lượt là 82% và 88% so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Giao dịch tập trung chủ yếu ở nhóm sản phẩm có mức giá dưới 20 triệu đồng/m2. Long An dẫn đầu thị trường quý 3/2023 khi chiếm khoảng 47% tỷ trọng nguồn cung và 57% lượng tiêu thụ mới.

Mặt bằng giá sơ cấp không biến động so với lần mở bán trước đó nhưng ghi nhận mức tăng 1% - 3% so với cùng kỳ. Các chính sách ưu đãi, chiết khấu,... tiếp tục được các chủ đầu tư áp dụng nhằm kích cầu thị trường.

“Các sản phẩm thứ cấp có mức giảm trung bình 8 - 12% so với đầu năm 2023. Giao dịch phát sinh chủ yếu ở nhóm dự án đã hoàn thiện hạ tầng, pháp lý”, báo cáo cho biết.

Có thể bạn quan tâm