TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản mòn mỏi chờ… nộp tiền sử dụng đất

Câu chuyện doanh nghiệp địa ốc tha thiết xin được nộp tiền sử dụng đất không còn là chuyện lạ của thị trường bất động sản TP.HCM. Nhưng điều đáng nói là sau nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm để tìm cách gỡ vướng thì vấn đề này vẫn chưa được tháo gỡ.

Dự án “bất động” vì chưa được nộp tiền sử dụng đất

Sau khi nhận chuyển nhượng dự án Khu dân cư P.Phú Thuận (tên thương mại là Lotus Residence) tại P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM và hoàn tất các thủ tục theo quy định như phê duyệt quy hoạch 1/500, công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở… từ năm 2015, nhưng đến nay, chủ đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư Anh Tuấn vẫn chưa thể tiếp tục triển khai dự án do chưa được nộp tiền sử dụng đất, cho dù liên tục làm việc với UBND TP.HCM cũng như các sở, ngành liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính…

TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản mòn mỏi chờ… nộp tiền sử dụng đất
Dự án Lotus Residence "bất động" nhiều năm nay do chưa thể nộp tiền sử dụng đất

Theo đại diện doanh nghiệp này, vào thời điểm giao đất chưa xác định được số tiền sử dụng đất nên chủ đầu tư chưa có cơ sở để đóng tiền sử dụng đất theo quy định. Hơn nữa, công ty đã nộp hồ sơ đến các sở ngành liên quan với mong muốn được thực hiện nghĩa vụ tài chính cho dự án… nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Cụ thể, trong vòng 05 năm qua, Công ty Anh Tuấn đã 04 lần kiến nghị lên UBND TP.HCM, UBND Q.7, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường… để xin được đóng tiền sử dụng đất. Thậm chí, ngày 01/12/2021, Công ty Anh Tuấn gửi công văn đến UBND TP.HCM và các sở ngành liên quam để xin nộp trước 35 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhưng vẫn không được giải quyết.

“Dù đất đã sạch, các thủ tục cơ bản đã hoàn tất, nhưng bước cuối cùng là đóng tiền sử dụng đất để được cấp phép xây dựng thì vẫn mãi không thực hiện được, khiến dự án bị “treo” từ suốt nhiều năm nay. Chúng tôi muốn triển khai tiếp cũng không được, muốn chuyển nhượng lại dự án cũng không xong nên bị thiệt hại rất lớn. Hiện nay, chúng tôi chỉ trông chờ vào duy nhất dự án này để có tiền duy trì hoạt động, cũng như thu hồi vốn để phát triển dự án khác”, lãnh đạo Công ty Anh Tuấn nói.

Chính vì những vướng mắc liên quan đến vấn đề tiền sử dụng đất nên dự án Lotus Residence đã phải “nằm bất động” suốt 05 năm qua. Quá nóng ruột về vấn đề này, ngày 31/5/2022, Công ty Anh Tuấn đã gửi văn bản số 22/2022/DAPT-BC đến UBND TP.HCM để báo cáo tình hình thực hiện dự án, đồng thời kiến nghị thành phố xem xét về nội dung cho phép gia hạn thời gian thực hiện dự án cũng như được nộp tiền sử dụng đất.

Ngày 19/7/2022, Văn phòng UBND TP.HCM gửi văn bản đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường theo kiến nghị giải quyết vướng mắc dự án của công ty Anh Tuấn để rà soát, xử lý các vướng mắc của chủ đầu tư dự án. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, các vướng mắc của dự án vẫn chưa được tháo gỡ, chủ đầu tư vẫn chưa được đóng tiền sử dụng đất để người dân có thể xây dựng nhà ở.

Trên thực tế, đây chỉ là một trong số cả trăm dự án bất động sản tại TP.HCM phải ngừng triển khai nhiều năm chỉ vì chưa thể đóng tiền sử dụng đất, cho dù chủ đầu tư rất muốn.

Sau khi tổng hợp ý kiến của 57 doanh nghiệp “kêu cứu” cho 64 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tiếp tục tổng hợp thêm 29 doanh nghiệp đề nghị xem xét tháo gỡ các vướng mắc của 38 dự án bất động sản. Trong danh sách này, chiếm hơn một nửa liên quan đến tiền sử dụng đất.

Người mua đất chịu thiệt

Khi doanh nghiệp không đóng được tiền sử dụng đất, dự án “nằm bất động”, thì cũng là lúc quyền lợi của khách hàng, nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Đơn cử như trường hợp tại dự án Lotus Residence, vì quá nóng lòng khi thấy đống tài sản của mình “nằm bất động”, một nhóm khách hàng mua đất tại dự án đã kéo tới văn phòng của chủ đầu tư để căng băng rôn, đòi quyền lợi.

TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản mòn mỏi chờ… nộp tiền sử dụng đất
Khách hàng căng băng rôn vì cho rằng chủ đầu tư dự án Lotus Lotus Residence không hoàn thành nghĩa vụ tài chính dẫn đến không được cấp phép xây dựng

Một khách hàng bày tỏ mong muốn các cấp chính quyền cho phép họ được xây dựng nhà ở để có thể an tâm sinh sống và làm việc. Bởi hiện tại, họ đã bỏ một khoản tiền lớn ra để mua đất tại dự án nhưng giờ vẫn phải đi thuê nhà và chuyển chỗ ở liên tục, cuộc sống bị xáo trộn.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Anh Tuấn cũng mong muốn được đóng tiền sử dụng đất sớm để dự án có thể tiếp tục được triển khai. Bởi đây là dự án lớn của công ty, khi dự án không triển khai được thì dòng tiền của doanh nghiệp cũng bị ách tắc. Nghiêm trọng hơn là uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi không đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng đã tin tưởng, mua sản phẩm tại dự án.

Vừa qua, tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản giữa các doanh nghiệp bất động sản phía Nam với lãnh đạo Chính phủ, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng, thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ đã kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

Do vậy, đi đôi với việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, HoREA kiến nghị cần sớm ban hành quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại theo Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm

Sài Gòn – Đại Ninh: 6 năm không đóng tiền sử dụng đất

Sài Gòn – Đại Ninh: 6 năm không đóng tiền sử dụng đất

Liên quan đến Dự án Khu đô thị sinh thái Đại Ninh mặc dù được cho phép chuyển mục đích sử dụng hơn 166,5 ha đất từ năm 2012 thế nhưng đến 2018 chủ đầu tư dự án này vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất theo quy định lẫn tiền phạt chậm.

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...

Hà Nội: Dự án căn hộ tại quận Hoàng Mai hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao

Hà Nội: Dự án căn hộ tại quận Hoàng Mai hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao

Không cần tất bật đưa đón con đi học trong cảnh tắc đường, bụi bặm, thậm chí các con có thể tự tới trường chỉ sau vài phút đi bộ là điều khiến những khách hàng có nhu cầu ở thực “chấm” ngay dự án căn hộ Hanoi Melody Residences tại Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội)…