TP.HCM: Khu phía Đông sẽ thành khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố

Khu vực phía Đông TP.HCM (Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức) sẽ được xây dựng và phát triển thành khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố và vùng trong các hoạt động kinh tế tri thức.
TP.HCM: Khu phía Đông sẽ thành khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố

Theo kế hoạch hành động về xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông, khu vực phía Đông TP.HCM sẽ được xây dựng và phát triển thành khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố và vùng trong các hoạt động kinh tế tri thức như đào tạo, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao.

Theo đó, về quy hoạch phát triển đô thị, TP.HCM sẽ hoàn thành công tác lập các đồ án quy hoạch và hoàn thành phê duyệt bộ tiêu chuẩn đánh giá vào tháng 12/2021, lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại khu vực.

Về công tác quản lý phát triển theo định hướng đô thị thông minh, sáng tạo, nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử thành phố và đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.

Đồng thời, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị tập trung trên nền tảng GIS dùng chung để quản lý các nguồn lực đất đai, tài nguyên môi trường và cơ sở hạ tầng trên địa bàn 3 quận; xây dựng chính sách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số; thành lập trung tâm thông tin giao thông đô thị, xây dựng hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu và phát triển các ứng dụng hỗ trợ giao thông công cộng.

Còn về công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lập danh mục, kế hoạch và khái toán đầu tư các công trình hạ tầng giao thông cho khu vực hướng Đông; nghiên cứu giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50%-60% nhu cầu đi lại của người dân khu đô thị sáng tạo phía Đông đến năm 2040, mở rộng mạng lưới giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn các quận hướng Đông và định hướng kéo dài tuyến metro số 1 kết nối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.

Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ nghiên cứu phát triển mạng lưới giao thông thủy để điều hướng các hành lang kênh rạch lớn và kết nối với mạng lưới sông lớn; nghiên cứu thực hiện các đề án phát triển ngành y tế, giáo dục, văn hóa thể dục thể thao (đến năm 2025, định hướng đến 2030) theo định hướng chung về phát triển đô thị sáng tạo gắn với chương trình chuyển đổi số của thành phố.

Nghiên cứu thực hiện các công viên ven sông rạch theo quy hoạch, hình thành “Hành lang marathon 42km dọc bờ sông”, nghiên cứu các khu vực trọng điểm để quy hoạch phát triển thương mại và hạ tầng thương mại, dịch vụ.

Xem thêm

TP.HCM: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số CPI

TP.HCM: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số CPI

UBND TP.HCM vừa đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của địa phương (PCI) trong năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...