TP.HCM phân bổ 240 tỷ đồng cho vay hỗ trợ tạo việc làm

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2020.
TP.HCM phân bổ 240 tỷ đồng cho vay hỗ trợ tạo việc làm

Theo đó, UBND TP.HCM sẽ phân bổ 240 tỷ đồng bằng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho các quận, huyện.

UBND thành phố giao Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các quận, huyện trình trưởng ban đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quận, huyện thực hiện việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2020 cho các phường, xã, thị trấn để triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Đồng thời, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh thành phố phải chịu trách nhiệm triển khai phân bổ và cân đối vốn; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra giám sát các phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận, huyện trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, đảm bảo việc sử dụng vốn trên địa bàn đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh thành phố triển khai thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và chỉ đạo của Chính phủ.

Xem thêm

Kênh tín dụng sắp “nóng” trở lại?

Kênh tín dụng sắp “nóng” trở lại?

Theo nhận định của Công ty chứng khoán SSI, Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2020 với các điều kiện phát hành trái phiếu bị siết chặt hơn, các doanh nghiệp sẽ quay trở lại với kênh tín dụng khi cần vốn.
Làm gì để “triệt tiêu” tín dụng đen?

Làm gì để “triệt tiêu” tín dụng đen?

Thực tế cho thấy, việc giải quyết nạn tín dụng đen luôn là một bài toán khó không chỉ của riêng Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới, bởi nó đòi hỏi cần phải có các giải pháp đồng bộ trên nhiều lĩnh vực.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.