Triệt phá số lượng lớn sữa bột giả, thực phẩm không có hóa đơn chứng từ với tổng giá trị hơn chục tỷ đồng

Vài ngày gần đây, lực lượng quản lý thị trường tại Bình Dương và TP.HCM đã liên tiếp phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa bột giả, thực phẩm không có hóa đơn chứng từ…

Liên tiếp phát hiện thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc tại TP.HCM và Bình Dương
Liên tiếp phát hiện thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc tại TP.HCM và Bình Dương

Ngày 22/1, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hàng trăm kg thực phẩm không có hóa đơn chứng từ.

Cụ thể, đội quản lý thị trường số 4 đã phối hợp với công an phường 5, quận 3, TP.HCM tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh T.L trên đường Nguyễn Thượng Hiền. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện 230 kg mứt gừng dẻo.

Hàng hóa không ghi xuất xứ, không hạn sử dụng, không nhãn hàng hóa theo quy định, không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, không có hồ sơ chất lượng hàng hóa. Tổng cộng trị giá hàng hóa vi phạm theo giá niêm yết là 46 triệu đồng.

Tại quận Phú Nhuận, đội đã phối hợp với công an phường 8 tiến hành kiểm tra điểm kinh doanh thuộc hộ kinh doanh G.H trên đường Trương Quốc Dung. Tại đây đang kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn (ngũ cốc, táo khô, hạt điều, hạt óc chó), chưa qua sử dụng, không có hóa đơn chứng từ, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên sản phẩm không có tài liệu liên quan đến chất lượng của hàng hóa kèm theo.

Các sản phẩm bị phát hiện gồm 4 hộp ngũ cốc loại 900 gram/hộp, hạn sử dụng: 19/6/2025; 9 lọ táo khô; 12 lọ hạt điều; 13 lọ hạt óc chó. Tất cả số hàng hóa đều không nhãn hiệu, không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng, không ghi xuất xứ. Tổng cộng 38 đơn vị sản phẩm có tổng trị giá theo giá niêm yết là 5,56 triệu đồng.

Trước đó, ngày 19/1, lực lượng chức năng gồm Cục Quản lý thị trường Bình Dương, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bình Dương, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM, Công an thành phố Dĩ An (Bình Dương) đã đồng loạt kiểm tra 4 địa điểm sản xuất, buôn bán sữa do V.T.C (36 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) làm chủ ở nhiều địa điểm tại Bình Dương và TP.HCM, phát hiện hàng loạt sản phẩm sữa bột giả.

Tại 4 địa điểm, lực lượng phát hiện hơn 7.500 lon sữa bột thành phẩm các loại, 70 thùng giấy chứa nắp lon sữa bằng kim loại, 150.000 vỏ lon sữa nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, 7 bao tải chứa nắp nhựa hộp sữa cùng máy móc, thiết bị để sản xuất, buôn bán hàng giả. Ước tính giá trị tang vật bị thu giữ lên đến 14,5 tỷ đồng.

Làm việc với lực lượng chức năng, V.T.C khai nhận đã thuê nhà xưởng tại thành phố Dĩ An và công nhân để sản xuất sữa bột giả nhãn hiệu nổi tiếng. Được biết, các thương hiệu này chủ yếu là nhập khẩu từ Australia, New Zealand và chưa được phép sản xuất tại Việt Nam.

Sau khi làm thành phẩm sữa bột giả nhãn hiệu các thương hiệu nổi tiếng, V.T.C đăng thông tin chào bán trên các trang mạng xã hội và giao hàng qua hệ thống các công ty giao hàng. Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, trong khoảng 1 tháng V.T.C sẽ đổi địa điểm sản xuất, kho chứa hàng.

Qua xác minh, V.T.C hoạt động sản xuất, buôn bán sữa bột giả từ ngày 24/11/2023 đến nay và đã hưởng lợi bất chính số tiền khoảng 3 tỷ đồng.

Đặc biệt, toàn bộ hàng hóa đều được bán trên sàn thương mại điện tử. Đây là những sản phẩm chủ yếu sử dụng cho người già, trẻ nhỏ và người mắc bệnh tiểu đường. Để tạo niềm tin cho khách hàng, cơ sở của V.T.C sẵn sàng cho khách hàng hàng đồng kiểm bằng cách quét mã QR code trực tiếp trên các lon sữa khi nhận được. Khi khách hàng quét mã, sản phẩm vẫn tra ra kết quả là hàng chính hãng.

Hiện, lực lượng chức năng đang tạm giữ 8 đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Trong đó, V.T.C được xác định là người chủ mưu, cầm đầu.

Xem thêm

Câu chuyện thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn luôn là bài toàn khó giải quyết

Bất chấp truy quét, thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn tìm cách “vượt biên” vào Việt Nam

Nhiều năm qua, công tác quản lý an toàn thực phẩm luôn là bài toán khó cho cơ quan quản lý cả nước. Mặc dù cơ quan chức năng tích cực ra quân thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh truy quét nhưng tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn tồn tại, là mối đe dọa thường trực của người tiêu dùng…

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng thế giới lấy lại mốc 2.500 USD

Giá vàng thế giới lấy lại mốc 2.500 USD

Vàng thế giới có xu hướng tăng nhẹ khi giới đầu tư chờ đón một quyết định chính sách ôn hoà của Fed. Trong nước, giá vàng miếng SJC “bất động” ở phiên thứ 5 liên tiếp…

Vàng miếng bất ngờ giảm nửa triệu đồng/lượng

Vàng miếng bất ngờ giảm nửa triệu đồng/lượng

Sau nhiều phiên "bất động", giá vàng miếng trong nước đột ngột điều chỉnh giảm mạnh. Trên thị trường quốc tế, giá đảo chiều tăng nhẹ sau khi đồng USD suy yếu do báo cáo việc làm không như mong đợi....