Trình Thủ tướng Đề án tái cơ cấu ngành đường sắt trong Quý I/2021

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp về đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).
Trình Thủ tướng Đề án tái cơ cấu ngành đường sắt trong Quý I/2021

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia tại cuộc họp, từ đó làm rõ cơ sở pháp lý, thẩm quyền phê duyệt để hoàn thiện đề án cơ cấu lại VNR giai đoạn 2021 - 2025, gắn với chiến lược phát triển ngành đường sắt, trình Thủ tướng trong quý I/2021.

Về nội dung cơ cấu lại doanh nghiệp trong đề án, Phó thủ tướng yêu cầu tập trung thu gọn đầu mối các đơn vị trực thuộc, khắc phục tình trạng chồng chéo bộ máy; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tiên tiến, hiện đại đối với đường sắt.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu cầu rà soát việc hợp nhất Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn theo hướng chuyên môn hóa, tiến tới tách riêng vận tải hàng hóa khỏi vận tải hành khách.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu tập trung nâng cao năng lực cơ khí bảo đảm cơ khí đường sắt phải làm chủ công nghệ đóng mới toa xe, đầu máy, hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài để góp phần giảm giá thành vận tải.

Đáng chú ý, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo cần nghiên cứu việc nâng cấp các tuyến đường sắt liên vận với Trung Quốc để phát triển vận tải liên vận quốc tế.

Về vấn đề đổi mới cơ chế khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu thực hiện theo đúng chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Cụ thể là giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, sử dụng và khai thác theo phương thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến hết năm 2025, hoặc đến hết năm 2030 theo quy định.

Phó thủ tướng cũng chỉ đạo trong thời gian này, tổ chức xác định những giá trị tài sản phù hợp như khu ga, một số tuyến đường sắt để tiến hành giao theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, kiến nghị cơ chế khai thác quỹ đất nhà ga, kho hàng để phát triển nguồn lực và giảm chi phí logistics.

Trong năm 2020, sản lượng toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đạt 6.828,6 tỷ đồng, bằng 79% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 6.565,1 tỷ đồng, bằng 78,3% so với cùng kỳ. Với công ty me, tổng doanh thu đạt 1.713 tỷ đồng, đạt 81,6% so với kế hoạch và bằng 66,6% so với cùng kỳ, dự kiến lỗ hơn 1.324 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...