Trở lại đường đua, Vinafood 2 xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm

Sau nhiều năm kinh doanh thua lỗ, đến nay, sau khi triển khai đề án tái cơ cấu, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã ổn định tổ chức, kinh doanh có lãi, xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm…

Năm 2023, Vinafood 2 đã bán thị trường hơn 1,57 triệu tấn gạo, trong đó xuất khẩu 1,2 triệu tấn
Năm 2023, Vinafood 2 đã bán thị trường hơn 1,57 triệu tấn gạo, trong đó xuất khẩu 1,2 triệu tấn

Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2 - Mã chứng khoán: VSF ) vừa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 với không khí tươi mới, lạc quan về triển vọng kinh doanh sau khi thực hiện đề án tái cơ cấu kể từ tháng 10/2021.

Ông Nguyễn Huy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinafood 2, cho biết, với việc tập trung chỉ đạo, điều hành để thích ứng với những thay đổi về chính sách, thị trường, năm 2023, Vinafood 2 tiếp tục đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng.

Cụ thể, Tổng công ty Vinafood 2 đã bán ra thị trường hơn 1,57 triệu tấn (trong đó xuất khẩu là 1,2 triệu tấn), tăng 75% so với kế hoạch năm; tổng doanh thu hợp nhất của tổng công ty là hơn 23.349 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 122 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng lần lượt là hơn 52% và 21% so với kế hoạch năm. Công ty mẹ cũng kinh doanh có lãi và năm 2023 trở thành năm thứ hai, công ty mẹ có lãi, sau thời gian dài thua lỗ.

Nhận định kết quả kinh doanh này còn khá khiêm tốn so với tầm vóc của Vinafood 2, đơn vị từng được mệnh danh là “vua” trong ngành gạo nhưng ông Nguyễn Huy Hưng, đánh giá đây là bước chuyển mình ngoạn mục của Vinafood 2, cho thấy việc thực hiện đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2021 – 2025 đã mang lại hiệu quả, tạo được sự đồng thuận từ Ban lãnh đạo đến toàn thể cán bộ nhân viên, hoạt động kinh doanh ổn định, tiết giảm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Thương hiệu Vinafood 2 đã dần lấy lại được vị thế, niềm tin của các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt là với các tổ chức tín dụng. Chính điều này đã giúp Tổng công ty mở rộng được quan hệ tín dụng, tiếp cận được nhiều nguồn tín dụng có lãi suất cạnh tranh, điều kiện vay tốt, kịp thời đáp ứng được nhu cầu giải ngân phục vụ tiến độ thu mua.

Ông Nguyễn Huy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinafood 2 chia sẻ với các cổ đông

Ông Nguyễn Huy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinafood 2 chia sẻ với các cổ đông

Đánh giá về công tác kinh doanh, xuất khẩu gạo, ông Bạch Ngọc Văn, Phó Tổng Giám đốc Vinafood 2 nhận định, năm 2023 tưởng chừng là một năm thuận lợi khi giá lúa gạo liên tục tăng cao nhưng thực tế, đối với những đơn vị xuất khẩu, việc giá gạo tăng cao, diễn biến bất thường luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đòi hỏi công tác dự báo thị trường, điều hành kinh doanh phải hết sức kịp thời, linh hoạt.

“Chúng tôi nhận định lượng tồn kho cuối năm 2022 chuyển sang năm 2023 còn rất ít, đồng thời vụ Đông Xuân sẽ thu hoạch trễ do gieo sạ muộn hơn kế hoạch và ảnh hưởng bởi không khí lạnh nên Tổng công ty đã thận trọng trong việc bán ra, chỉ bán cho khách hàng trên cơ sở nguồn hàng sẵn có, không chạy theo sản lượng”, ông Bạch Ngọc Văn nhấn mạnh.

Ông Văn cho biết: Có những thời điểm khi giá lúa gạo tăng cao, diễn biến khó lường khiến cho việc kinh doanh gặp nhiều rủi ro, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã quyết định dừng mua vào nhưng với vai trò là một tổng công ty nhà nước, Vinafood 2 vẫn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị mua vào theo giá thị trường trong nước với mục tiêu chung là tiêu thụ lúa gạo cho bà con nông dân, bình ổn thị trường.

Dù lạc quan với những kết quả kinh doanh của năm 2023 nhưng trước những diễn biến khó lường của tình hình thế giới nói chung và thị trường gạo nói riêng, Vinafood vẫn đặt ra mục tiêu kinh doanh năm 2024 khá thận trọng với tổng doanh thu hơn 17.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 105 tỷ đồng.

Dự kiến, Tổng công ty Vinafood 2 sẽ mua vào khoảng 936.000 tấn lúa gạo, trong đó sẽ xuất khẩu khoảng 703.000 tấn và tiêu thụ nội địa 233.000 tấn. Như vậy, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận của công ty mẹ thì các chỉ tiêu khác đều giảm khá mạnh so với năm 2023.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, số liệu xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam đạt 8,131 triệu tấn, kim ngạch gần 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với năm 2022. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo của Việt Nam. Một số thị trường chính của xuất khẩu gạo là Philippines 3,13 triệu tấn chiếm 38,64%; Indonesia 1,16 triệu tấn (tăng 10 lần so với năm 2022); Trung Quốc 917 ngàn tấn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…