Từ ngày 6/7, hơn 675 triệu cổ phiếu ACB sẽ được niêm yết bổ sung

ACB sẽ niêm yết bổ sung 675,4 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên 3,37 tỷ cổ phiếu. Vốn điều lệ của ACB nâng lên từ hơn 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng.
Từ ngày 6/7, hơn 675 triệu cổ phiếu ACB sẽ được niêm yết bổ sung

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết.

ACB niêm yết bổ sung 675,4 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên 3,37 tỷ cổ phiếu. Vốn điều lệ của ACB nâng lên từ hơn 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng. Ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực từ 6/7.

Trước đó, ACB đã phát hành cổ phiếu trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Nhà đầu tư giữ 100 cổ phiếu ACB sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu.

Về phương án xử lý cổ phiếu lẻ, ngân hàng cho biết cổ phiếu phát hành phân phối cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền sẽ làm tròn xuống hàng đơn vị. Phần lẻ thập phân phát sinh (nếu có) sẽ được phân phối cho công đoàn ACB, làm nguồn cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên ACB.

Về kết quả kinh doanh của quý I/2022, ACB ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp bởi tăng trưởng cho vay lành mạnh, thu nhập ngoài lãi và đặc biệt là việc hoàn nhập dự phòng. Ngân hàng ghi nhận tăng trưởng cho vay tăng 5% so với hồi đầu năm (tăng 17% so với cùng kỳ), trong đó cho vay bán lẻ vẫn là động lực chính (tăng 6% so với đầu năm; chiếm 63% tổng dư nợ).

Trong quý này, thu nhập ngoài lãi tăng 36% cùng kỳ nhờ thu nhập từ phí tăng 18% cùng kỳ và việc thu nợ từ nhóm G6. Đáng chú ý, dựa trên việc trích lập dự phòng mạnh mẽ trước đó trong năm 2021, ACB đã có thể hoàn nhập dự phòng trong quý I (3 tỷ đồng), chủ yếu đến từ việc hoàn nhập dự phòng nợ tái cơ cấu.

Về chất lượng tài sản, nợ xấu quý I tăng 11,4% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì thấp với 0,82% (so với 0,77% vào cuối 2021); tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) ở mức 188% (so với 209% vào cuối 2021).

Tại ngày 31/3, tổng tài sản của ACB tương đương đầu năm, ở mức 528.636 tỷ đồng. Cho vay khách hàng 5%, ghi nhận 379.982 tỷ đồng. Ngân hàng có 3.119 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng 11,4% so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nâng từ 0,77% vào cuối năm trước lên 0,82%. Tiền gửi khách hàng tăng 1,6% lên 386.050 tỷ đồng. Tiền gửi không kỳ hạn 94.680 tỷ đồng, tăng 8%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 13.732 tỷ đồng.

Kết phiên 6/7, giá cổ phiếu ACB dừng ở mức 24.200 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 15% so với đỉnh hồi tháng 2.

Xem thêm

ACB trình chia cổ tức 25%, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

ACB trình chia cổ tức 25%, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

ACB (HoSE: ACB) sẽ họp cổ đông thường niên ngày 7/4 bàn về phương án tăng vốn, phát hành cổ phiếu và một số vấn đề khác. Ngân hàng sẽ trình kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 27.019 tỷ đồng lên hơn 33.774 tỷ đồng, qua trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...