Ứng dụng NCOVI thêm tính năng giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe người đối diện

Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân NCOVI vừa bổ sung tính năng mới Quét mã QR giúp người dùng chia sẻ tình trạng sức khỏe của bản thân với người xung quanh và kiểm tra tình trạng sức khỏe của người đối diện.

Theo hướng dẫn của đơn vị phát triển ứng dụng NCOVI, để biết tình trạng sức khỏe của người đối diện, người dùng chỉ cần quét mã QR trong ứng dụng NCOVI của họ, với 3 bước: bấm vào “Quét mã QR” trên màn hình để thực hiện quá trình quét; di chuyển màn hình điện thoại đến vùng chứa mã QR để quét; hiển thị tình trạng sức khỏe, hoàn thành quá trình quét mã QR.

Với người được kiểm tra, sau khi thực hiện khai báo thông tin cá nhân và khai báo y tế tự nguyện trên ứng dụng, người dân lựa chọn “Danh mục” trong ứng dụng NCOVI để hiển thị mã QR cá nhân và tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe.

NCOVI là ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân và đã được giới thiệu chính thức từ ngày 9/3/2020. Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân sử dụng ứng dụng NCOVI để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.

Người dân cung cấp các thông tin cá nhân và tình hình sức khỏe của bản thân trong mục “Khai báo y tế toàn dân” ở màn hình chính. Người dân cần thường xuyên cập nhật tình hình dữ liệu ở màn hình “Theo dõi sức khỏe”. Ứng dụng còn là kênh chính thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi các khuyến cáo tới người dân.

Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, các chỉ dẫn trên ứng dụng NCOVI là thông tin chính thức của nhà nước về tình hình dịch bệnh. Những thông tin người dân cung cấp trên ứng dụng sẽ được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ mục đích duy nhất là giúp nhân dân chống dịch, không sử dụng cho mục đích thương mại, được bảo đảm an toàn thông tin và bí mật riêng tư cá nhân.

Việc tham gia sử dụng của người dân chính là hành động đóng góp thiết thực vào công tác phòng chống dịch. Cộng đồng doanh nghiệp ICT Việt Nam dưới sự chủ trì của Bộ TT&TT sẽ tiếp tục nâng cấp, mở rộng không giới hạn cho ứng dụng, cung cấp thêm nhiều tính năng để phục vụ cho công tác phòng chống dịch.

Để tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19, ngày 20/3, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, trước hết ưu tiên kê khai cho người từ 60 tuổi trở lên và người có các bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm hoặc các bệnh lý khác. Hình thức khai báo là thực hiện khai trên thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng thông qua ứng dụng NCOVI tải từ AppStore và Google Play.

Bộ GD&ĐT mới đây cũng đã đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các Sở GD&ĐT tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cán bộ quản lý, nhân viên, giảng viên, giáo viên, học sinh, học viên, sinh viên và khuyến khích phụ huynh, người thân thực hiện khai báo sức khỏe tự nguyện trên ứng dụng NCOVI.

Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng vừa yêu cầu các cấp bộ Đoàn trong cả nước khẩn trương triển khai việc khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...