VACOD, HBA lên kế hoạch “nâng bước” doanh nghiệp với công nghệ Quản trị tinh gọn Made in Vietnam

Chủ tịch VACOD - HBA TS. Nguyễn Hồng Sơn kỳ vọng việc triển khai áp dụng công nghệ Quản trị tinh gọn Made in Vietnam sẽ giúp các doanh nghiệp hội viên thuộc hai Hiệp hội phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn, bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát huy được nền tảng, cốt cách tinh thần, bản lĩnh và trí tuệ Việt vì một Việt Nam hùng cường…
VACOD, HBA lên kế hoạch “nâng bước” doanh nghiệp với công nghệ Quản trị tinh gọn Made in Vietnam

Được sự giới thiệu, kết nối của PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA), TS. Nguyễn Hồng Sơn đã có buổi làm việc và trao đổi gần 3 tiếng đồng hồ với PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Chủ tịch sáng lập Viện Quản trị Tinh gọn GKM, Công ty GKM Việt Nam về các vấn đề liên quan đến công nghệ quản trị mới trong thời đại chuyển đổi số và vấn đề của chuyển giao công nghệ. Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn và PGS.TS Nguyễn Đăng Minh đã thống nhất hai bên sẽ hợp tác để lan toả, chuyển giao công nghệ Quản trị  tinh gọn Made in Vietnam của PGS.TS Nguyễn Đăng Minh tới cộng đồng doanh nghiệp hội viên VACOD và HBA…

Chung tay hành động phụng sự xã hội, phục vụ doanh nghiệp

Với mong muốn chung tay hành động quốc gia kiến tạo sản phẩm và dịch vụ Made in Vietnam, Made by Vietnam thật có giá trị, đẳng cấp, khẳng định bản lĩnh trí tuệ của con người Việt Nam trên trường quốc tế, vì một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường , PGS. TS Nguyễn Đăng Minh mong muốn được phối hợp với hai Hiệp hội VACOD – HBA lan tỏa, đưa công nghệ Quản trị tinh gọn GKM lan tỏa đến nhiều doanh nghiệp, tổ chức hơn nữa.

Cùng chung ý tưởng phụng sự xã hội, phục vụ doanh nghiệp, Chủ tịch VACOD- HBA, TS. Nguyễn Hồng Sơn và PGS.TS Nguyễn Đăng Minh đã thống nhất hai bên sẽ hợp tác để lan tỏa, chuyển giao công nghệ Quản trị tinh gọn Made in Vietnam của PGS.TS Nguyễn Đăng Minh tới cộng đồng doanh nghiệp hội viên VACOD - HBA.

Theo đó, Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn kỳ vọng công nghệ Quản trị tinh gọn Made in Vietnam sẽ cung cấp công nghệ, phương pháp quản trị hữu ích giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực sẵn có mà không đòi hỏi sự gia tăng chi phí vốn hay các chi phí vô hình khác, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn như hiện nay. Đồng thời hướng các doanh nghiệp thành viên của hai Hiệp hội tới phát triển bền vững, phù hợp với định hướng của Đảng, Nhà nước.

Trước mắt, hai bên đã thống nhất Viện Quản trị Tinh gọn GKM sẽ hỗ trợ đánh giá tình trạng và hỗ trợ đào tạo áp dụng Công nghệ quản trị tinh gọn Made in Vietnam cho 3 tổ chức gồm Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD), Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA) và Tạp chí Thương Gia.

Cần ưu đãi doanh nghiệp làm thật, kiến tạo giá trị thật

PGS. TS Nguyễn Đăng Minh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Viện Quản trị Tinh gọn GKM nhận định chuyển đổi số tại Việt nam có thể coi là một quá trình chuyển đổi toàn diện ở cả ba công nghệ nền tảng: công nghệ kỹ thuật, công nghệ quản trị và công nghệ giáo dục. Mục đích là kiến tạo ra các sản phẩn dịch vụ Made in Vietnam, Made by Vietnam có giá trị, thay thế hàng nhập khẩu từng bước xuất khẩu, đóng góp thiết thực vào phát triển bền vững đất nước. Con người (năng lực thật của con người) đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình chuyển đổi. 

Theo ông Minh, một đất nước đang phát triển muốn phát triển bền vững và vượt ra khỏi bẫy thu nhập trung bình, vượt ra khỏi khủng hoảng thì đất nước đó trước hết phải sản xuất được nhiều sản phẩm, cung ứng được dịch vụ mang thương hiệu quốc gia, thay thế được nhập khẩu và xuất khẩu được hàng hóa dịch vụ ra thế giới. Nói cách khác, phần thu bền vững của quốc gia phải cao hơn và phần chi. Muốn có phần thu cao hơn thì phải thay thế các hàng hóa nhập khẩu, phải có những hàng hóa dịch vụ Made in Vietnam, Made by Vietnam có giá trị thật.

TS Nguyễn Đăng Minh thẳng thắn cho rằng chúng ta đang học quá nhiều lý luận và thực hành thật rất ít. Mục đích cuối cùng của việc học là làm được (tham gia vào làm được) sản phẩm gì, dịch vụ có giá trị thật gì…

Do đó, Chính phủ cần phát huy những doanh nghiệp làm được sản phẩm Made in Vietnam, Made by Vietnam đích thực có giá trị. Phải phân biệt rõ doanh nghiệp kiến tạo giá trị và doanh nghiệp chỉ mưu cầu lợi nhuận mà bỏ qua sự phát triển bền vững của xã hôi. Cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp làm thật, có tinh thần vì phát triển một Việt Nam thịnh vượng hùng cường và phát triển bền vững.

Học thuyết công nghệ Quản trị tinh gọn Made in Vietnam cung cấp các giải pháp quản trị tới các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam để giải quyết được các vấn đề quản trị tại doanh nghiệp của mình, hoàn thiện hệ thống quản trị của doanh nghiệp theo hướng tinh  hoa và gọn gàng, phát triển đột phá; hướng tới tăng doanh thu, lợi nhuận; thiết lập hệ Gene Quản trị để chuyển giao thế hệ bền vững.

Công nghệ Quản trị tinh gọn Made in Vietnam được PGS.TS Nguyễn Đăng Minh xây dựng để giải quyết câu hỏi: Vì sao người Việt thông minh, nhưng doanh nghiệp Việt không thể tăng năng suất như kỳ vọng vẫn chưa tìm được lời giải thích đáng?

PGS.TS Nguyễn Đăng Minh cho rằng, trong khu vực sản xuất, nguồn nhân lực cần được xem xét ở tất các các cấp đó là: cấp cao, cấp trung và cấp nhân viên (nằm ở nhà máy, hiện trường sản xuất). Con người ở các cấp cần năng lực công nghệ và năng lực quản trị để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Người học đại học trở lên thì phải làm việc khu vực sáng tạo, tức là nghiên cứu phát triển sản phẩm, cải tiến phát triển công nghệ. Hiện tại, chúng ta có rất ít có thị trường cho người người học học đại học trở lên. Những người này học ra lại làm những công việc trong khu vực gia công hoặc làm công việc quản trị thông thường tại hiện trường sản xuất.

Để làm được việc có năng suất và chất lượng, con người cần sở hữu công kỹ thuật và công nghệ quản trị. Con người phải phải có tích tụ được cả hai công nghệ này trong quá trình học tập rèn luyện.

Từ trước đến nay tại Việt Nam, người có năng lực kỹ thuật và nghề, thì lại thiếu quản trị, người học về quản trị lại yếu năng lực nghề. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu.

Năng suất lao động chịu tác động của công nghệ quản trị rất nhiều, tại sao vậy, có công nghệ quản trị, con người cần có để tự quản trị được bản thân, quản trị công việc ở các cấp độ khác nhau để phát huy năng lực nghề, ví dụ người công nhân phải quản trị được bản thân, quản trị được công việc của mình, người lãnh đạo cấp trung phải quản trị được bản thân, công việc ở trình độ cấp trung và những người cấp dưới; người lãnh đạo cấp cao cũng tương tự từ đó mới tăng được năng suất bền vững.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quản trị Tinh Gọn GKM, Việt Nam đang rất thiếu nhân lực làm được việc ở khu vực nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D), cải thiện công nghệ, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị... Trong khi đó, lại rất thừa nhân lực thụ động "nói gì làm đấy, không bảo không làm", thiếu tính chủ động và tư duy, tâm thế làm thật.

Viện Quản trị Tinh gọn GKM đã nghiên cứu, phát hiện ra những căn bệnh vốn dĩ tồn tại từ lâu trong tư duy và phương pháp quản trị nguồn nhân lực. Từ đó, Viện đã nghiên cứu sáng chế ra phác đồ điều trị, kiến tạo hệ gen Giáo dục Made in Vietnam, gen Quản trị Made in Vietnam, gen sáng tạo Công nghệ Made in Vietnam với khát vọng ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới, hàng Việt thay thế hàng nhập khẩu trong tiêu dùng nội địa.

Tư duy Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam là tư duy quản trị tạo ra lợi nhuận/giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tổ chức bằng cách dùng trí tuệ của con người (hoặc trí tuệ của tổ chức) để cắt giảm tối đa các chi phí lãng phí (vô hình và hữu hình).

Hệ thống Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam sẽ dùng trí tuệ của con người hoặc doanh nghiệp/tổ chức để tạo ra giá trị gia tăng, sử dụng hiệu quả tối ưu mọi nguồn lực sẵn có để phát triển theo hướng bền vững, phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước và thế giới hội nhập. 

Hiện tại, công nghệ Quản trị tinh gọn Made in Vietnam đã và đang triển khai áp dụng một phần hoặc toàn phần một cách hiệu quả, bền vững tại rất nhiều các doanh nghiệp, tổ chức trên ba miền đất nước trong suốt hơn 10 năm qua ở tất cả các quy mô và loại hình doanh nghiệp như THACO Group, Công ty Viettel Công trình, Chi nhánh Luyện Đồng Lào Cai thuộc Tổng công ty Khoáng sản Việt nam, Công ty Legroup, Công ty Thiết bị Tân Phát,  Công ty Julie Sandlau, Công ty Betrimex, Công ty Manutronics…

Chuyển đổi số Made in Vietnam cần tích hợp 3 công nghệ

Trong bối cảnh chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, PGS. TS Nguyễn Đăng Minh cho rằng, bản chất của CMCN 4.0   là làm xã hội tốt đẹp hơn và giải quyết được các vấn đề đang tồn tại, giải quyết bài toán tổng thể của các cuộc cách mạng công nghiệp trước chưa đạt được, tạo ra hệ sinh thái bền vững,…

Ông Minh nêu rõ doanh nghiệp muốn cải tiến, xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài thì đầu tiên phải đào tạo được nguồn lao động có tâm thế tốt, có năng lực quản trị và công nghệ. Từ đó, chính con người này sẽ tham gia vào quá trình đổi mới phát triển công nghệ, chuyển đổi chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, áp dụng công nghệ thông tin trong cả công nghệ kỹ thuật và quản trị để năng suất hơn, chất lượng hơn, nhân văn hơn.

Mô hình chuyển đổi này có thể gọi là chuyển đổi số Made in Vietnam. Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Minh thì cùng một lúc cần tích hợp chuyển đổi giáo dục đào tạo, công nghệ quản trị, công nghệ kỹ thuật, chuyển đổi ba yếu tố này là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi số thành công tại doanh nghiệp tổ chức Việt.

Do đó, PGS. TS Nguyễn Đăng Minh cho rằng, trong CMCN 4.0, doanh nghiệp phải tìm kiếm những giải pháp chuyển đổi, những phương pháp tốt hơn nữa để hàn gắn, sửa chữa những bất cập, hậu quả của các cuộc CMCN trước đó, sáng tạo những sản phẩm, dịch vụ thật phục vụ cuộc sống tốt đẹp, bao gồm cả giá trị tinh thần và vật chất. Đây mới là đích đến đích thực của cuộc CMCN 4.0 của loài người, đích đến của chuyển đổi số.

Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Đăng Minh cũng lưu ý công nghệ kỹ thuật chỉ là một phần trong công cuộc chuyển đổi này. Quan trọng hơn là nguồn nhân lực trong chuyển đổi số. Để có nguồn nhân lực đáp ứng được công cuộc chuyển đổi số này, cần có các giải pháp căn cơ về giáo dục, công nghệ quản trị, công nghệ kỹ thuật, các giải pháp này cùng tích hợp với nhau, và phải đặt các thứ này trên nền tảng, cốt cách tinh thần, tinh hoa của Việt Nam. Đây chính là nền tảng của học thuyết và công nghệ chuyển đổi số Made in Vietnam.

Theo PGS. TS Nguyễn Đăng Minh cuộc CMCN 4.0 nên được nhìn nhận là cuộc cách mạng về giáo dục, quản trị, công nghệ, bản chất là cách mạng nâng cao năng lực của con người để giải quyết bài toán phát triển bền vững.

Nếu chuyển đổi số chỉ tập trung quá nhiều vào công nghệ, dùng quá nhiều giải pháp kỹ thuật công nghệ, sẽ làm cho con người mất kết nối với nhau thì cũng chưa phải là chuyển đổi số đích thực trong giáo dục mà đất nước cần hướng tới. Chúng ta mất nhiều chi phí và tiêu tốn nhiều công sức cho việc đầu tư công nghệ kỹ thuật, máy móc, thiết bị và thu được rất ít lợi nhuận, hoặc từ gia công sản phẩm với nhân công giá rẻ, xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô. Do đó, hàng hóa Việt Nam chưa thể khẳng định vị trí của mình trên trường thế giới.

“Đã đến lúc năng lực thật của con người không phải đánh giá qua bằng cấp mà phải đánh giá qua mức độ kiến tạo (tham gia kiến tạo) ra sản phẩm, giá trị, hàng hóa thật”, PGS. TS Nguyễn Đăng Minh nói.

PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Chủ tịch sáng lập Viện Quản trị Tinh gọn GKM, Công ty GKM Việt Nam, hiện đang đảm nhiệm vai trò giảng viên Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, là Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh “Quản trị Trị Tinh Gọn Made in Vietnam” của ĐHQG Hà Nội, người đã nghiên cứu xây dựng học thuyết công nghệ Quản trị tinh gọn Made in Vietnam. PGS.TS Nguyễn Đăng Minh sáng lập Học thuyết Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam (Made in Vietnam Finest/Lean Management Philoshophy) khi công tác tại Trung tâm Phát triển Công nghệ chế tạo, Tập đoàn Toyota Nhật Bản. Trở về Việt Nam sau 13 năm sống, học tập và làm việc trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ tại Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ, trên cơ sở học thuyết này, PGS.TS Nguyễn Đăng Minh đã phát triển và kiến tạo Công nghệ Quản trị Tinh gọn Made in Việt Nam (Made in Vietnam Finest/Lean Managemement Technology) đã và đang chuyển giao công nghệ hiệu quả cho các tổ chức tại tại Việt Nam.

Xem thêm

Chủ tịch HBA - VACOD: Cần công khai tính "không hồi tố" trong việc áp dụng Luật PCCC, tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC

Chủ tịch HBA - VACOD: Cần công khai tính "không hồi tố" trong việc áp dụng Luật PCCC, tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC

Ngày 10/5, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với các lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Công an, TP. Hà Nội, TP. HCM và đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định về phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Chủ tịch HBA - VACOD: Cần công khai tính "không hồi tố" trong việc áp dụng Luật PCCC, tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC

Chủ tịch HBA - VACOD: Cần công khai tính "không hồi tố" trong việc áp dụng Luật PCCC, tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC

Ngày 10/5, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với các lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Công an, TP. Hà Nội, TP. HCM và đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định về phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
VACOD và HBA khảo sát môi trường đầu tư kinh doanh tại Hải Dương

VACOD và HBA khảo sát môi trường đầu tư kinh doanh tại Hải Dương

Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD và Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội - HBA đã cùng các lãnh đạo các cơ quan Trung ương, chuyên gia cao cấp và hơn 50 doanh nghiệp tổ chức đoàn khảo sát về thực tế sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Hải Dương vào ngày 16/6/2023 và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về môi trường kinh doanh cùng cơ hội đầu tư tại địa phương...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…