Vẫn có khoảng 6.000 người Mỹ mắc Covid-19 sau khi tiêm vắc xin Covid

Giám đốc CDC Rochelle Walensky cho biết các quan chức y tế Hoa Kỳ xác nhận có khoảng 6.000 trường hợp nhiễm Covid-19 sau khi đã được tiêm chủng đầy đủ.
Vẫn có khoảng 6.000 người Mỹ mắc Covid-19 sau khi tiêm vắc xin Covid

Con số 6.000 trường hợp chỉ chiếm 0,007% trong số 84 triệu người Mỹ được tiêm vắc xin ngăn ngừa virus. Mặc dù có những ca nhiễm ngoại lệ, nhưng bà Walensky cho biết vắc xin vẫn đang hoạt động như dự kiến.

“Với bất kỳ loại vắc xin nào, chúng tôi cũng đã tính đến khả năng có những trường hợp ngoại lệ như vậy, nhưng cho đến nay trong số hơn 84 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ, chúng tôi chỉ nhận được báo cáo về khoảng 6.000 trường hợp, 30% trong số đó không có triệu chứng,” bà Walensky nói. 

Theo dữ liệu CDC công bố tuần trước, trong số 6.000 ca nhiễm sau khi đã tiêm chủng, có 396 người phải nhập viện và 74 người tử vong.

1/2 số người trưởng thành ở Mỹ đã nhận được ít nhất một liều vắc xin ngừa Covid-19. Trong số những người từ 65 tuổi trở lên, 81% đã được tiêm một liều hoặc hơn và khoảng 2/3 được tiêm chủng đầy đủ. 

Các quan chức y tế Hoa Kỳ đang phát động một chiến dịch lớn để thuyết phục thêm nhiều người Mỹ dùng vắc xin. Ngày càng có nhiều nghi ngờ, lo ngại sau khi CDC và FDA yêu cầu các bang tạm thời ngừng phân phối vắc xin Johnson & Johnson vì tình trạng rối loạn đông máu hiếm gặp nhưng có khả năng gây ra tử vong. 

Cố vấn y tế chính của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci trước đây đã nói rằng 75%- 85% dân số Hoa Kỳ cần được tiêm chủng để tạo ra một “chiếc ô” miễn dịch ngăn chặn vi rút lây lan.

Hoa Kỳ đang báo cáo 723 ca tử vong do Covid-19 mỗi ngày, theo mức trung bình trong bảy ngày dựa trên dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.