Vay gói 30.000 tỷ đồng, cư dân "té ngửa" vì lãi suất cao

Nhiều gia đình thu nhập thấp vui mừng khi đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng chính thức gia hạn gói vay 30.000 tỷ đồng đến hết năm 2016. Tuy nhiên, người dân một lần nữa “choáng” vì ngân hàng thương mại t
Vay gói 30.000 tỷ đồng, cư dân "té ngửa" vì lãi suất cao
Nhiều gia đình thu nhập thấp vui mừng khi đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng chính thức gia hạn gói vay 30.000 tỷ đồng đến hết năm 2016. Tuy nhiên, người dân một lần nữa “choáng” vì ngân hàng thương mại thông báo các khoản giải ngân sau 1/6/2016 phải chịu lãi suất thị trường do ngân hàng tự thỏa thuận.

Lãi cao gấp đôi

Chị Trang Anh, một khách hàng mua nhà tại dự án Parkview Residence (Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) được vay 700 triệu đồng từ gói 30.000 tỷ đồng. Đến nay, chị đã giải ngân được 4 đợt (tương đương 400 triệu đồng). Theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư, chị sẽ nhận nhà vào cuối năm 2016 với số tiền giải ngân đợt cuối là 300 triệu đồng.

Chị Trang Anh chia sẻ: “Lúc đầu mua nhà, nhân viên tư vấn dự án nói được vay gói 30.000 tỷ đồng trong 15 năm với lãi suất 5%/năm. Đến giữa tháng 3 chúng tôi té ngửa khi ngân hàng thông báo tất cả khoản giải ngân sau 1/6 phải chịu lãi suất vay thương mại theo thỏa thuận”.

Vay gói 30.000 tỷ đồng, cư dân "té ngửa" vì lãi suất cao ảnh 1
Tòa nhà ở xã hội Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội trong giai đoạn hoàn thiện. Ảnh: Như Ý.

Theo chị Trang Anh, hiện ngân hàng nơi chị vay gói 30.000 tỷ đồng đã thông báo lãi suất 11%/năm cho khoản giải ngân cuối vào đợt tới. “Với 300 triệu đồng còn lại phải vay thương mại, gia đình tôi không kham nổi. Nhà nước đã tạo ra gói vay ưu đãi cho người thu nhập thấp thì nên hỗ trợ tới cùng”, chị Trang Anh nói.

Còn một khách hàng mua nhà tại dự án Gemek Tower (Hoài Đức, Hà Nội) cũng đang trong tâm trạng lo lắng khi ngân hàng thông báo lãi suất 9% cho đợt giải ngân cuối vào tháng tới.

“Khi mua nhà tại dự án, tôi đều chắc sẽ được vay toàn bộ số tiền 600 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Cả chủ đầu tư và nhân viên môi giới đều khẳng định dự án bàn giao trước 1/6 để kịp giải ngân nhưng không ngờ dự án kéo dài tiến độ.

Với hơn 200 triệu đồng phải đóng đợt cuối, chúng tôi phải chịu lãi cao khiến gia đình đứng ngồi không yên. Đến ngân hàng hỏi, họ chỉ cho biết, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên tạm thời áp dụng lãi suất thỏa thuận”, vị khách hàng này nói.

Cũng trong tình cảnh tương tự, nhiều khách hàng mua nhà tại dự án nhà ở xã hội Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) như ngồi trên lửa khi đợt giải ngân cuối vào tháng 11 tới có khả năng phải trả lãi gấp đôi so với mức lãi suất ưu đãi gói vay 30 nghìn tỷ. “Chúng tôi rất khó khăn khi làm hồ sơ vay. Hết lần này đến lần khác, chúng tôi mong được gia hạn ưu đãi, nhưng vừa mới có hy vọng lại bị dập tắt”, chị Ngọc Hà, khách hàng mua nhà tại đây nói.

Về tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, theo NHNN, tính đến 10/5/2016, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 34.826 tỷ đồng đối với 56.240 khách hàng, đã giải ngân theo tiến độ dự án đạt 25.800 tỷ đồng. Trong đó, đối với khách hàng cá nhân, đã cam kết cho vay 27.447 tỷ đồng với 56.112 khách hàng, giải ngân 20.812 tỷ đồng. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng, đến ngày 20/5/2016, đã giải ngân 26.733 tỷ đồng, trong đó giải ngân cho khách hàng cá nhân là 21.667 tỷ đồng.

Vay gói 30.000 tỷ đồng, cư dân "té ngửa" vì lãi suất cao ảnh 2
Nhiều khách hàng vay gói 30.000 tỷ đang phải chịu thiệt khi bị áp lãi cao so với khả năng chi trả. Ảnh: Như Ý.

Chờ hướng dẫn đến bao giờ?

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết: “Chúng tôi có rất nhiều văn bản kiến nghị lên NHNN liên quan gói 30.000 tỷ đồng. Hiện, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cho giải ngân tiếp gói này đến hết năm 2016. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn nên các ngân hàng thương mại vẫn áp lãi suất sau 1/6 theo thỏa thuận (thay vì ưu đãi 5% như ban đầu)”.

Theo ông Châu, việc chậm trễ ban hành văn bản hướng dẫn đã đẩy người mua nhà vào thế bị động. “Không thể để cho người dân đã vay tiền mua nhà từ gói 30.000 tỷ đồng phải chịu bất lợi, thiệt thòi. Trên thực tế, một khi người dân đã ký hợp đồng với ngân hàng thì họ tin rằng, sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi và ngân hàng phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó. Vì vậy, tôi đề nghị những khách hàng đã ký hợp đồng tín dụng đều được giải ngân hết hợp đồng và tiếp tục được hưởng lãi suất ưu đãi dù kéo dài đến năm 2017”, ông Châu nói.

Đồng quan điểm trên, ông Đoàn Chí Thanh, Phó tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, Chính phủ cho phép gia hạn giải ngân và hưởng lãi suất ưu đãi đối với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng là chính sách hợp tình hợp lý. Bởi ngay từ đầu, chủ trương Nghị quyết 02 của Chính phủ cũng như các thông tư đi kèm đều thống nhất hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp, cán bộ - công nhân viên... có nhà ở.

Từ đó, những đối tượng này kỳ vọng rất nhiều vào sự hỗ trợ lãi suất của gói 30.000 tỷ đồng, nếu ngừng giải ngân thì họ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hiện do chưa có hướng dẫn nên người dân đang phải chịu thiệt khi bị áp lãi cao so với khả năng chi trả. Cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng có văn bản hướng dẫn cụ thể tránh thiệt hại cho người mua nhà.

Luật sư Bùi Sinh Quyền, Trưởng Văn phòng Luật sư Phúc Thọ cho hay: “Chính sách ưu đãi vốn cho người mua nhà nên kết thúc một cách tốt đẹp để người dân được lợi. Cơ quan nhà nước sát sao hơn nữa để người dân hưởng “nốt” ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng. Việc phải trả lãi cao khi đợt giải ngân cuối tạo áp lực rất lớn với người mua nhà và tạo ra những ý kiến không hay về chính sách nhà ở của nhà nước”.

Theo Ngọc Mai/Tiền phong

Có thể bạn quan tâm

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…