VEAM còn có 17.000 tỷ tiền gửi ngân hàng

Tính tới cuối quý 3/2022, VEAM có tổng cộng 17.690 tỷ đồng tiền và đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn
VEAM còn có 17.000 tỷ tiền gửi ngân hàng

Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM (MCK: VEA) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần 1.232 tỷ đồng, tăng 55% và lợi nhuận sau thuế 1.919 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần con số cùng kỳ năm trước. Lãi ròng quý 3 đạt 1.899 tỷ đồng.

Lợi nhuận của VEAM chủ yếu đến từ công ty liên doanh, liên kết khi đem về 1.726 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, doanh thu tài chính (chủ yếu lãi tiền gửi) của VEAM trong kỳ đạt 226 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

Tính tới cuối quý 3/2022, VEAM có tổng cộng 17.690 tỷ đồng tiền và đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn, cụ thể là 2.760 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương, tăng hơn 2.480 tỷ so với đầu năm; cộng thêm gần 14.930 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng và trái phiếu, tăng hơn 3.100 tỷ đồng so với đầu năm.

Việc có hàng chục nghìn tỷ gửi ngân hàng cũng đem lại khoản lãi đều đặn hàng trăm tỷ mỗi năm cho VEAM.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của VEAM  đạt 5.151 tỷ đồng, tăng 31,6% so với số lãi hơn 3.900 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm 2021.

Tổng tài sản tại thời điểm 30/9/2022 đạt 30.049 tỷ đồng, thêm hơn 5.044 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả đạt 7.341 tỷ đồng với hơn 6.100 tỷ là các khoản phải trả.

Khoản phải trả lớn nhất của doanh nghiệp là 5.974 tỷ đồng cổ tức, lợi nhuận phải trả. Đây là lượng cổ tức được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 44,937%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 4.493,7 đồng.

Xem thêm

VEAM lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ sang 30/6

VEAM lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ sang 30/6

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM, mã: VEA) vừa có quyết định dời ngày tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 vào ngày 30/6 thay cho lịch tổ chức cũ là ngày 31/5.
Sóng gió lại ập tới với VEAM

Sóng gió lại ập tới với VEAM

Sau khi bị Bộ Công thương yêu cầu tạm dừng quy trình bổ nhiệm Tổng giám đốc, VEAM lại tiếp tục đón nhận tin xấu khi có thêm 2 cán bộ bị khởi tố, bắt tạm giam vì cáo buộc tham ô tài sản.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...