VEAM: LNST tăng mạnh nhờ nguồn tiền từ công ty liên kết

Riêng quý 3/2018 VEAM nhận gần 1.800 tỷ đồng lợi nhuận từ các công ty liên kết. Tổng 9 tháng, VEAM lãi 4.876 tỉ đồng, cao hơn cả doanh thu.
VEAM: LNST tăng mạnh nhờ nguồn tiền từ công ty liên kết

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM, MCK: VEA) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2018 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, trong quý 3, doanh thu VEAM đạt 1.318 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Lợi nhuận nhận về từ công ty liên doanh liên kết đạt gần 1.800 tỷ đồng, tăng 29% so với quý 3 năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế trong quý đạt 1.848 tỷ đồng, tăng gần 27% so với cùng kỳ.

Sau 9 tháng, doanh thu thuần của VEAM đạt 4.682 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ trong khi giá vốn tăng đến 17%, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn gần 360 tỷ đồng, giảm sâu 24% so với cùng kỳ.

"Doanh thu tài chính trong quý 3 tăng mạnh 150 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt mức trên 257 tỷ đồng với chủ yếu là thu lãi tiền gửi. Tổng tiền và các khoản tương đương tiền cuối quý đạt 3.495 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó chủ yếu tăng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Chi phí tài chính giảm mạnh 61% so với cùng kỳ, còn hơn 18 tỷ đồng.

Điểm đáng chú ý nhất là khoản lợi nhuận nhận về từ các công ty liên doanh liên kết đạt 4.762 tỷ đồng, tăng đột biến 1.242 tỷ đồng so với cùng kỳ tương ứng mức tăng 35%.  Hiện VEAM nắm giữ 30% cổ phần Honda Việt Nam, 20% cổ phần Toyota Việt Nam, 25% cổ phần Ford Việt Nam, VEAM cũng nắm phần vốn chi phối ở nhiều công ty con hoạt động hiệu quả như Futul, Diesel Sông Công…

Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của VEAM đạt 4.876 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 4.843 tỷ đồng. Như vậy VEAM đã vượt 32% kế hoạch doanh thu và thực hiện hơn 99% kế hoạch lợi nhuận sau thuế của cả năm ( 4.908 tỷ đồng). 

Tính đến hết quý 3/2018 tổng tài sản VEAM đạt 24.775 tỷ đồng, tăng 1.415 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả 2.150 tỷ đồng, trong đó tổng dư vay nợ ngắn hạn và dài hạn còn 493 tỷ đồng (tăng 63 tỷ đồng so với đầu kỳ).

Vốn chủ sở hữu đạt 22.617 tỷ đồng trong đó vốn góp chủ sở hữu là 13.288 tỷ đồng. "Của để dành" của VEAM ngoài 9.195 tỷ đồng LNST chưa phân phối còn có hơn 73 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...