Video cận cảnh bom xuyên 1,5 tấn của Nga phá hủy hầm ngầm khủng bố ở Syria

Trang “Bình luận Quân sự” Nga đăng tải một video ghi lại cận cảnh máy bay ném bom Su-34 thả một quả bom xuyên bê tông KAB-1500LG nặng 1,5 tấn xuống hầm ngầm của khủng bố ở Syria.
Video cận cảnh bom xuyên 1,5 tấn của Nga phá hủy hầm ngầm khủng bố ở Syria

Theo “Bình luận Quân sự”, bom được thả có chỉ thị mục tiêu bằng laser từ máy bay không người lái nhằm vào một hầm ngầm chỉ huy của lực lượng khủng bố, có thể là IS hoặc Jabhat Al-Nusra (Hay’at Tahrir Al-Sham, HTS, Al-Qaeda Syria).

Cảnh quay được thực hiện từ trên không và khá rõ ràng, nhưng không cho biết thời điểm và vị trí diễn ra cuộc tấn công, cũng không rõ cuộc tấn công nhằm vào tổ chức nào?

Trong video có thể cho thấy các tay súng khủng bố, nhận thấy sự nguy hiểm (có thể là thấy máy bay hoặc thấy bom bay) cố gắng tháo chạy vào hầm ngầm, nhưng đó lại là mục tiêu của quả bom. Vụ nổ bùng phát dữ dội và khói bốc dày đặc.

KAB-1500LG là bom đường không hạng nặng của Nga, trang bị đầu tự dẫn và ổn định đường bay bằng laser với thiết bị con quay hồi chuyển. Bom có khả năng xuyên ba mét bê tông cốt thép hoặc 20 mét đất nền vững chắc. Được dẫn đường bằng laser, nếu thả từ độ cao 8 km, xác suất sai lệch có bán kính là 4 m. Các phương tiện mang chính của KAB-1500LG là máy bay ném bom Su-24M, Su-34 và Su-35.
Cấu trúc thiết kế khí động học của bom - không có đuôi. Các cánh lái biplane nằm phía sau bộ cánh ổn định chữ thập cung cấp cho bom khả năng cơ động cao. Cánh đuôi của bom phía trước và phía sau có thể gập lại và bung ra khi rơi khỏi máy bay. Thiết kế này cho phép đặt KAB-1500LG trong khoang chứa vũ khí của các máy bay lớn như Tu-22M3, Tu-160, không chỉ treo bên ngoài cánh.

Tháng 10/2015, không quân Nga lần đầu tiên sử dụng KAB-1500LG ở Syria. Su-34 không quân viễn chinh Nga sử dụng 2 quả bom loại này tấn công các mục tiêu hầm ngầm của khủng bố. Ngày 11.04.2017, máy bay ném bom Nga Su-24, sử dụng KAB-1500LG phá hủy một boongke ngầm của khủng bố trong thị trấn Sarmin gần Idlib. Không quân Nga cũng đã sử dụng bom trong trận đánh ở Salma và trong thị trấn Al-Lataminh, căn cứ địa chính của lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến.

Không quân Nga sử dụng bom xuyên bê tông KAB-1500LG phá hầm ngầm khủng bố ở Syria. Video Military Review

Military Review

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...