Video Mỹ thử nghiệm tiêu diệt tên lửa đạn đạo bằng tên lửa đánh chặn SM-3

Ngày 16/11/2020, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) và Hải quân Mỹ đã phối hợp thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM bằng Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, sử dụng tên lửa tiêu chuẩn – 3 (SM-3).

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) và khu trục hạm USS John Finn (DDG-113), trang bị Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo Aegis (BMD) liên kết phối hợp đánh chặn thành công mục tiêu Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) bằng Tên lửa tiêu chuẩn-3 (SM-3) Block IIA trong cuộc thử nghiệm trên vùng biển phía đông bắc Hawaii.

Từ những dữ liệu sơ bộ, vụ thử nghiệm đáp ứng yêu cầu chính: chứng minh khả năng đánh chặn ICBM của tên lửa phòng thủ SM-3 Block IIA. Các quan chức quản lý chương trình sẽ tiếp tục đánh giá hiệu suất tác chiến của hệ thống dựa trên các thông số đo từ xa và những dữ liệu khác, thu thập được trong quá trình bắn thử nghiệm.

“Đây là một thành tựu tuyệt vời và là cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển Aegis BMD SM-3 Block IIA” - Giám đốc MDA, Phó Đô đốc Jon Hill cho biết.

Ông nói: “Cơ quan đang điều nghiên khả năng tăng cường thêm hệ thống Phòng thủ tên lửa Trung tâm trên mặt đất bằng giải pháp trang bị thêm những radar và cảm biến, hệ thống vũ khí nhằm nâng cao khả năng phòng thủ tầm trung trước những diễn biến bất ngờ và các mối đe dọa tên lửa đạn đạo”.

 “Chúng ta đã chứng minh được, một chiến hạm Aegis BMD, trang bị tên lửa SM-3 Block IIA có thể có thể tiêu diệt mục tiêu ICBM, đây là một bước trong quá trình xác định tính khả thi của chiến hạm Aegis như yếu tố quan trọng của kiến ​​trúc phòng thủ nhiều lớp cho đất nước”.

Ngày 16/11/2020, khoảng 7:50 tối Giờ chuẩn Hawaii, (12:50 a.m, ngày 17/11, giờ chuẩn miền Đông), một tên lửa mục tiêu mô phỏng ICBM được phóng lên từ thao trường thử nghiệm tên lửa đạn đạo Ronald Reagan trên đảo san hô Kwajalein thuộc Cộng hòa Quần đảo Marshall, hướng tới vùng nước đại dương rộng lớn phía đông bắc Hawaii.

Trong thử nghiệm cho quá trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, khu trục hạm, sử dụng những khả năng điều hành tác chiến từ xa thông qua mạng truyền thông Chỉ huy và Kiểm soát và Điều hành Trận chiến (C2BMC) như một phần của Kế hoạch tác chiến phòng thủ Hawaii.

Sau khi nhận được dữ liệu giám sát, theo dõi mục tiêu và mệnh lệnh chiến đấu từ hệ thống C2BMC, khu trục hạm John Finn đã phóng tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tiêu diệt mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo.

Cuộc thử nghiệm này, được đặt mã hiệu là Hệ thống Thử nghiệm phóng Vũ khí Aegis -44 (FTM-44), là vụ phóng thử nghiệm thứ sáu của chiến hạm trang bị Aegis BMD và tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA.

Kế hoạch FTM-44, dự kiến ​​ban đầu được thử nghiệm tháng 5/2020, bị trì hoãn do những hạn chế về nhân sự và di chuyển thiết bị nhằm giảm lây lan đại dịch COVID-19. FTM-44 thực hiên nhiệm vụ mà Quốc hội Mỹ đặt ra là đánh giá tính khả thi của tên lửa SM-3 Block IIA trong khả năng ngăn chặn và tiêu diệt mối đe dọa ICBM trước cuối năm 2020.

SM-3 Block IIA ban đầu được thiết kế và chế tạo nhằm mục đích đánh chặn các Tên lửa đạn đạo tầm trung. MDA và Hải quân Mỹ đồng phối hợp quản lý hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD.

Các chiến hạm Aegis BMD và Aegis Ashore nhận dữ liệu phát hiện, theo dõi và giám sát mục tiêu thông qua hệ thống C2BMC, xác định phương pháp điều khiển hỏa lực, sau đó phóng và dẫn đường cho các tên lửa SM-3 đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo của đối phương.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…