Video thử tên lửa chống tàu trên Biển Đông, Trung Quốc có chiến lược bành trướng mới ?

Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc đã tiến hành vụ thử tên lửa chống hạm trên một khu vực ở Biển Đông.

Theo trang National Interest, cuộc thử nghiệm này diễn ra sau khi một số nguồn tin cho biết, tháng 5.2019 PLA đã triển khai tên lửa hành trình và tên lửa phòng không tại đảo Đá Chữ Thập, đảo Đá Rubi và đảo Đá Vành Khăn - khu vực thuộc Việt Nam nhưng Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Trung tá Dave Eastbourne tuyên bố, vụ thử tên lửa của PLA mâu thuẫn với tuyên bố của Trung Quốc rằng Bắc Kinh muốn hòa bình trong khu vực, rõ ràng những động thái này là hành động phô trương sức mạnh nhằm đe dọa các bên khác trên Biển Đông.

Cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống tàu này là bước đi mới nhất trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm hỗ trợ chính sách đối ngoại bành trướng, cưỡng bức chủ quyền trên biển, trên không và trên đất liền trong khu vực cái gọi là chín đoạn mà Bắc Kinh vẽ lên một cách bất hợp pháp.

Quân đội Trung Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống tàu. Video MILITARY NEWS UPDATE

Khu vực “chín đoạn” này bao gồm khoảng 80-90% diện tích Biển Đông, trùm lên toàn bộ các quần đảo và các rạn san hô, cũng như các vùng rộng lớn các khu kinh tế độc quyền của các quốc gia biển ở Đông Nam Á.

Trung Quốc vượt trội hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, bao gồm cả Hải quân Mỹ, về khả năng hoạt động trên Biển Đông, do những tên lửa đạn đạo chống tàu này cho phép Bắc Kinh có thể tấn công các mục tiêu thù địch trên toàn bộ vùng nước phía tây Thái Bình Dương.

DF-21D là tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, cơ động di chuyển trên các xe phóng, cho phép có thể triển khai nhanh chóng khi tình hình quân sự yêu cầu, có tầm bắn hơn 1.500 km, mang theo một đầu đạn thông thường lượng nổ mạnh và có thể trang bị đầu đạn hạt nhân .

Đông Phong 26 (DF-26) là tên lửa đạn đạo truyền thống tầm trung (IRBM), với tầm bắn 3.000 - 4.000 km có thể tấn công đảo Guam. Tên lửa có khả năng tấn công vào hầu hết các căn cứ quân sự Mỹ phía đông Thái Bình Dương. Tên lửa DF-26 có thể được trang bị đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.

Sứ mệnh đảm bảo tự do hàng hải - dân sự và quân sự hiện đang là mục tiêu cốt lõi trong chính sách của Mỹ trên vùng biển châu Á - Thái Bình Dương. Vụ thử tên lửa đạn đạo chống tàu của PLA cho thấy, Mỹ sẽ phải làm nhiều hơn là phô diễn sức mạnh để làm thay đổi chính sách đối ngoại của Trung Quốc trên biển Đông và Biển Hoa Đông.

Những vụ thử tên lửa gần đây nhất của PLA cho thấy, một chiến lược mới của Bắc Kinh đang hình thành trên Biển Đông.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...