Video xung đột giữa những người biểu tình và an ninh Myanmar

Cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Myanmar đẩy cả đất nước này vào một vòng xoáy bạo lực dường như sẽ không sớm kết thúc. Các video và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát nổ súng và bắn đạn hơi cay vào đám đông.

Cuộc đảo chính bắt đầu vào sáng ngày 1/2, khi các thành viên đảng cầm quyền Myanmar, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử) bị lật đổ bởi Tatmadaw “Lực lượng vũ trang Myanmar” , và Tatmadaw giành quyền kiểm soát lâm thời nhà nước Myanmar.

Cuộc đảo chính quân sự thành công làm bùng phát làn sóng bạo loạn, khi những người ủng hộ chính phủ dân sự xuống đường trên khắp cả nước để phản đối sự thống trị của Tatmadaw, kêu gọi trả tự do và phục hồi vị trí cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và những quan chức dân sự khác đang bị giam giữ.

Xung đột bùng nổ dữ dội giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh địa phương, khiến nhiều người thương vong.

Theo các nguồn tin từ Myanmar, những xung đột giữa các đơn vị an ninh và người biểu tình khiến 59 người thiệt mạng. Hơn 1.700 người khác bị chính quyền do Tatmadaw hậu thuẫn bắt giữ.

Mỹ và Liên minh châu Âu đồng loạt lên án cuộc đảo chính. Nhưng Tatmadaw cứng rắn trước quyết định nắm quyền, với lý do là đã có những hành vi gian lận phiếu bầu trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, nhờ đó đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng vang dội.

Lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự giành chính quyền, tướng Min Aung Hlaing đã cam kết tổ chức cuộc bầu cử mới. Nhưng khả năng cuộc khủng hoảng kết thúc trong tương lai gần rất nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...