Hà Nội chạy thí điểm tuyến buýt nhanh trước 15/12

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có thông báo về phương án tổ chức, điều hành giao thông khi đưa tuyến buýt nhanh Yên Nghĩa-Kim Mã (BRT) vào hoạt động thí điểm trước ngày 15/12 tới.
Hà Nội chạy thí điểm tuyến buýt nhanh trước 15/12

Theo đó, đối với các đoạn tuyến (Ba La-Yên Nghĩa và Giang Văn Minh-Kim Mã-Giảng Võ), thực hiện phương án tổ chức giao thông hỗn hợp cho BRT đi chung với các phương tiện khác như trong thiết kế kỹ thuật được duyệt.

Đối với các đoạn tuyến phân làn BRT đi riêng như đoạn Ba La-nút giao Giảng Võ-Cát Linh, tổ chức phân làn bằng vạch sơn liền kết hợp đinh phản quang, trong đó bố trí tăng dày đinh phản quang tại các đoạn nhà chờ.

Với các điểm quay đầu do liên ngành giao thông và công an kiến nghị đóng, Sở Giao thông Vận tải yêu cầu thực hiện phương án đóng tạm thời để đảm bảo linh hoạt tổ chức giao thông sau này, trừ điểm quay đầu trước cổng Triển lãm Giảng Võ, thực hiện đóng cố định để thi công cầu thang bộ và cầu đi bộ và lối đi tiếp cận nhà chờ, điều chỉnh lại điểm quay đầu tại khu vực này đảm bảo an toàn, thuận tiện giao thông.

Phía Sở Giao thông Vận tải cũng lưu ý việc tổ chức giao thông cho người dân tiếp cận nhà chờ xe buýt được thuận lợi an toàn đồng thời thiết kế đồng bộ hệ thống các biển báo, biển chỉ dẫn giao thông đảm bảo tuyến BRT vận hành an toàn.

Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải yêu cầu Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị với hợp với Tổng công ty vận tải Hà Nội trình phương án vận hành tuyến BRT và việc điều chỉnh các tuyến buýt có liên quan đảm bảo việc kết nối thuận tiện giữa buýt BRT và các tuyến buýt khác trong khu vực. Các công việc phải xong trong đầu tháng 12 để đưa tuyến buýt BRT vào vận hành thí điểm trước ngày 15/12 tới.

“Phương án tổ chức giao thông vận hành thí điểm tuyến buýt BRT sau khi đưa đoàn xe vào hoạt động thí điểm sẽ tiếp tục đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tực tế nhằm đảm bảo tuyến BRT vận hành hiệu quả,” lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải nhấn mạnh.

Tuyến buýt nhanh BRT bắt đầu từ bến xe Kim Mã (quận Ba Đình) qua phố Giảng Võ-Láng Hạ-Lê Văn Lương- Lê Văn Lương kéo dài-trục phía bắc quận Hà Đông-Lê Trọng Tấn-Trần Phú-Ba La-bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) có chiều dài 14,7 km, với 21 nhà chờ nằm trên giải phân cách giữa đường. Xe có sức chở 90 hành khách và dự kiến tần suất xe chạy 3 phút/chuyến. Tổng chi phí cho dự án trên 53,6 triệu USD, vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng. 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...