Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu hệ thống tên lửa Akash của Ấn Độ

Ủy ban Nội các Ấn Độ về An ninh (CCS) do Thủ tướng Narendra Modi làm Chủ tịch quyết định bán tên lửa Akash và các hệ thống vũ khí khác, nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 5 tỷ USD và cải thiện quan hệ chiến lược với các quốc gia thân thiện.

Belarus, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) thể hiện sự quan tâm đến việc mua hệ thống tên lửa Akash. Việt Nam tỏ ra “quan tâm sâu sắc” đến nhập khẩu hệ thống tên lửa Akash, đề nghị chuyển giao công nghệ và liên doanh sản xuất.

Năm 2018, một phái đoàn quốc phòng cao cấp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng UAE dẫn đầu trực tiếp bày tỏ sự quan tâm đến việc mua sắm hệ thống tên lửa phòng không Akash "Made in India''.

Không quân Ấn Độ cũng triển khai Akash tại các căn cứ ở Gwalior (Maharajpur AFS), Jalpaiguri (Hasimara AFS), Tezpur, Jorhat và Pune (Lohegaon AFS).

Quân đội Ấn Độ đã biên chế đầy đủ một Trung đoàn phòng không Akash vào tháng 6 – 7/2015, trung đoàn phòng không Akash thứ hai cũng sẵn sàng chiến đấu cuối năm 2016. Quân đội Ấn Độ đã triển khai các hệ thống phòng không Akash dọc theo Đường kiểm soát thực tế ở Ladakh khi đụng độ và căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 2020.

Ngày 3/12/ 2020, Không quân Ấn Độ thực hiện phóng thử nghiệm 10 tên lửa trên hướng biển Suryalanka nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không trong bối cảnh gia tăng căng thẳng biên giới Ấn-Trung. Các tên lửa được bắn để thục luyện các kịch bản chiến đấu khác nhau, hầu hết các tên lửa tiêu diệt trực tiếp mục tiêu,  khẳng định hiệu quả tác chiến cao của tên lửa Akash.

Hệ thống tên lửa phòng không di động tầm trung Akash được lắp đặt trên khung gầm xe thiết giáp BMP-2. Tổ hợp được xác định là hệ thống phòng không chiến trường, tên lửa có thể đánh chặn mục tiêu ở cự ly 30 km, độ cao 18 km và tốc độ Mach 2,5.

Akash (dịch tiếng anh là Sky) hệ thống tên lửa phòng không di động tầm trung, được Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) phát triển, tên lửa được sản xuất bởi Bharat Dynamics Limited (BDL), hãng Bharat Electronics (BEL), Cơ quan Kỹ thuật Chiến lược Tata Power và Larsen & Toubro phát triển tổ hợp radar, trung tâm điều khiển, hệ thống phóng ở Ấn Độ.

Tên lửa có khả năng vô hiệu hóa hầu hết các mục tiêu trên không như máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất và cả tên lửa đạn đạo. Akash là vũ khí phòng không chiến trường chủ lực của Quân đội Ấn Độ và Không quân Ấn Độ.

Tổ hợp phòng không được biên chế theo khẩu đội chiến đấu, một khẩu đội Akash bao gồm một radar mảng pha quét điện tử thụ động Rajendra 3D, bốn xe phóng, mỗi xe mang theo ba tên lửa, ngoài ra có xe hậu cần kỹ thuật và xe vận tải nạp đạn tất cả các xe liên kết chặt chẽ với nhau bằng hệ thống liên lạc nội bộ. Các trang thiết bị điện tử cho phép tích hợp và nhận dữ liệu chiến đấu từ hệ thống thông tin chiến thuật chung.

Mỗi khẩu đội có thể theo dõi 64 mục tiêu và tấn công đồng thời 12 mục tiêu trong số đó. Tên lửa có đầu đạn nổ mảnh nặng 60 kg (130 lb) với ngòi nổ gần phi tiếp xúc. Hệ thống phòng không Akash hoàn toàn cơ động và có khả năng bảo vệ một đoàn xe quân sự đang di chuyển.

Giá phóng được tích hợp cho cả xe bánh lốp và xe bánh xích. Mặc dù hệ thống Akash chủ yếu được thiết kế dành cho SAM phòng không, tên lửa cũng có khả năng phòng thủ tên lửa. Hệ thống tên lửa phòng không cho phép bảo vệ một khu vực có diện tích 2.000 km².

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…