Việt Nam đang hấp dẫn DN Israel, Hongkong

Hiện có khoảng 70% DN ở Hồng Kông coi Việt Nam là lựa chọn đầu tiên để chuyển cơ sở sản xuất đến khu vực ASEAN. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Israel đang lên kế hoạch khảo sát thị trường Việt Nam, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Việt Nam đang hấp dẫn DN Israel, Hongkong

Kể từ khi căng thẳng thương mại Trung-Mỹ nổ ra, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông có ý định mở các nhà máy ở khu vực ASEAN.

Theo một khảo sát của Hội đồng năng suất Hongkong (HKPC), 73% người được phỏng vấn dự định mở thêm các nhà máy mới ở ASEAN, trong đó nước được lựa chọn đầu tiên là Việt Nam, tiếp theo là Campuchia và Myanmar.

Nhân tố cân nhắc đầu tiên khi lựa chọn vị trí để đặt dây chuyền sản xuất hoặc nhà máy chính là sự ổn định chính trị, tiếp theo là các yêu cầu và ưu đãi về thuế cũng như chi phí vận hành.

Các ngành nghề mà DN Hongkong có ý định mở nhà máy ở Việt Nam hầu hết là các sản phẩm điện tử, tiếp theo là dệt may, quần áo và đồ chơi.

HKPC cũng đã xuất bản "Hướng dẫn phát triển ngành sản xuất ở ASEAN - Cơ hội và thách thức" giới thiệu tình hình phát triển kinh tế và các chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ 8 nước ASEAN, có thể trở thành công cụ hỗ trợ cho các DN Hongkong khi đầu tư vào khu vực này.

Về sự hỗ trợ cần thiết nhất cho các DN dự định đầu tư ở các nước ASEAN, đầu tiên là sự hỗ trợ chuyên nghiệp về các quy định pháp luật ở địa phương, tiếp theo là việc bố trí và quy hoạch nhà máy, phân tích và nghiên cứu thị trường khu vực.

Trong khi đó, nhiều DN Israel đã bày tỏ sự quan tâm tới cơ hội đầu tư sản xuất tại Việt Nam, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng và gia dụng, và nhập khẩu hàng hóa các loại từ Việt Nam.

Mới đây, trong hội thảo "Cơ hội đầu tư và kinh doanh với thị trường Việt Nam cho các doanh nghiệp Israel", diễn ra tại thành phố Tel Aviv, ngày 5/11, đã thu hút sự tham gia của đại diện Liên đoàn các Phòng Thương mại Israel và 35 doanh nghiệp Israel hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, đầu tư, kinh doanh tổng hợp, nhập khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nông sản, thủy hải sản, hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử, nội thất, vật liệu xây dựng…Ông Lê Thái Hoà, Tham tán Thương mại phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Israel đã giới thiệu tổng quan phát triển kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán. Môi trường đầu tư và các chính sách thu hút đầu tư tại Việt Nam cùng với bài học một số công ty nước ngoài đầu tư thành công vào Việt Nam. Hoạt động ngoại thương, thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực, trao đổi thương mại theo từng mặt hàng với một số đối tác lớn, thông tin về các sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, hội chợ triển lãm thương mại quốc tế được tổ chức hàng năm của Việt Nam. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Israel, tập trung vào lĩnh vực đầu tư và trao đổi thương mại, trong thời gian qua.

Đại diện nhiều công ty Israel tham dự hội thảo bày tỏ quan tâm đến chính sách ưu đãi, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ DN tìm kiếm, kết nối với các nhà sản xuất Việt Nam về các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nông sản, thủy hải sản, hàng tiêu dùng, dệt may, nội thất...

Một số DN Israel đã và đang có kinh doanh, đầu tư, làm ăn với thị trường Việt Nam cũng có những chia sẻ kinh nghiệm trong việc giao dịch, hợp tác với đối tác Việt Nam.

Nhiều công ty tham dự hội thảo cho biết trong thời gian tới sẽ lên kế hoạch đi khảo sát thị trường, tham dự các sự kiện hội chợ triển lãm tại Việt Nam để trực tiếp gặp gỡ đối tác nhằm phát hiện nhu cầu hợp tác của nhau.

Mặc dù dung lượng thị trường nhỏ nhưng Israel có thu nhập đầu người đứng ở mức cao, hoạt động ngoại thương hiện đại, nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hóa, nhất là đối với nhóm hàng lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng, khả năng thanh toán cao, để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2019, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel đạt trên 790 triệu USD; trong đó, Việt Nam tiếp tục duy trì xuất siêu với trị giá xấp xỉ 410 triệu USD. Ước tính, trong 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt trên 670 triệu USD và nhập khẩu từ thị trường này khoảng đạt 215 triệu USD.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt, nhiều công ty Israel đang tìm cách chuyển hướng địa điểm sản xuất sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…