Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2050 doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt 100 tỷ USD mỗi năm

Chính phủ đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam theo 3 giai đoạn. Trong đó, đến 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%...

bán dẫn 1

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Chiến lược được áp dụng theo công thức: C = SET + 1.

Trong đó, C: Chip (chip bán dẫn); S: Specialized (chuyên dụng, chip chuyên dụng); E: Electronics (điện tử, công nghiệp điện tử); T: Talent (nhân tài, nhân lực); + 1: Việt Nam (Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn).

ĐẾN NĂM 2050 DOANH THU ĐẠT 100 TỶ USD

Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ năm 2024 - 2030, sẽ tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu, hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn.

Giai đoạn 2 từ năm 2030 - 2040 sẽ trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI.

Giai đoạn 3 từ năm 2040 - 2050 sẽ trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Với 3 giai đoạn nêu trên, Chính phủ cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể. Trong đó, giai đoạn 1 (2024 - 2030) sẽ thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.

Trong giai đoạn này, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%.

Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam giai đoạn này sẽ đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Trong giai đoạn 2 (2030 - 2040), Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 2 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.

Lúc này, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 485 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%.

Đồng thời, quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Với giai đoạn 3 (2040 - 2050), Việt Nam sẽ hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 3 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam lúc này đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%. Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT

Trên cơ sở các mục tiêu trên, Chiến lược đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện.

Về chính sách, Chiến lược yêu cầu nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tài chính đặc biệt của nhà nước để đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ, công nghệ cao phục vụ nhu cầu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip bán dẫn.

Có chính sách ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm thiết bị điện tử trong nước nhằm thúc đẩy, phát triển thị trường công nghiệp điện tử.

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, xây dựng giáo trình và nghiên cứu cấp đại học và sau đại học; đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu...

Đặc biệt, Chiến lược cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và nuôi dưỡng nhân tài, các chuyên gia cao cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước; kết nối chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài để hình thành Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn.

Chiến lược này nhấn mạnh việc xây dựng cơ chế ưu đãi cao nhất để thu hút có chọn lọc dự án đầu tư nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao trong công nghiệp bán dẫn, điện tử từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương; xây dựng cơ chế một cửa hành chính đối với các dự án đầu tư trong công nghiệp bán dẫn, điện tử...

Xem thêm

Việt Nam sẽ "cho ra lò" khoảng 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn

Việt Nam sẽ "cho ra lò" khoảng 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn

Đến năm 2045, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước cả về chất lượng và số lượng...

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chặng đường 5 năm vượt khó của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, NIC được giao nhiệm vụ quan trọng là quản lý chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Đây là mục tiêu rất tham vọng, chiến lược, đó là từ nay đến 2050 đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, cung cấp cho thị trường Việt Nam và nước ngoài...

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Những tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang tận dụng cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng bứt phá, làn sóng M&A cũng đối mặt với không ít thách thức về định giá, pháp lý và sự hòa hợp văn hóa doanh nghiệp...

TNR Holdings đảm bảo thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings đảm bảo thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR Holdings) vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư...

Bắc Ninh sắp có dự án mới của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam

Thêm 1,8 tỷ USD của Samsung sắp chảy vào Bắc Ninh

Chỉ vài ngày nữa, tỉnh Bắc Ninh sẽ chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất màn hình và linh kiện điện tử của Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD...

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực. Trong 8 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước...

Khởi công xây dựng tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng

Lạng Sơn: Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 trong 6 tháng đầu năm là 1.104,7 tỷ đồng, đạt 32,0% kế hoạch Trung ương giao (số tiền tương đương với cùng kỳ năm 2023...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ