Viettel và VNPT sở hữu dải băng tần chiến lược, 5G Việt Nam sắp bứt phá?

Viettel và VNPT sở hữu dải băng tần chiến lược được kỳ vọng mở ra kỷ nguyên mới cho thông tin di động, kỷ nguyên của 5G tại Việt Nam...

nau-anh-anh-ghep-ca-nhan-anh-bia-facebook-9935.jpg
Viettel và VNPT sở hữu dải băng tần chiến lược cho 5G

Việc Viettel và VNPT sở hữu dải băng tần chiến lược cho 5G là một bước tiến quan trọng cho sự phát triển của công nghệ di động tại Việt Nam.

THÚC ĐẨY 5G, HƯỚNG ĐẾN 6G

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C2 (3700-3800 MHz). Theo đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần này.

Băng tần 3700-3800 MHz là dải băng tần tầm trung đang được nhiều nhà mạng lớn trên thế giới tìm kiếm và sử dụng nhờ lợi thế về băng thông lớn, tốc độ mạnh, độ trễ thấp cùng chi phí đầu tư hiệu quả, đáp ứng được các mạng lưới 5G tiên tiến nhất hiện nay.

Đại diện Tập đoàn VNPT cho biết, việc trúng đấu giá khối băng tần C2 có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép VNPT nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai mạng 5G hợp lý nhất, đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G (VinaPhone) tốc độ cao nhất tại Việt Nam.

Cùng với dải băng tần 3700 - 3800 MHz, VNPT cũng đang sở hữu dải băng tần 1800 MHz, đây sẽ là lợi thế lớn trong việc thúc đẩy mạng 5G trong thời gian tới, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển mạng 6G trong tương lai.

“Để tăng cường hiệu quả triển khai 5G, VNPT sẽ triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với nhà mạng trúng băng tần 3800-3900 MHz trong lần đấu giá lại sắp tới”, Đại diện VNPT nói.

Trước đó vào đầu tháng 3/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500-2600 MHz trong vòng 15 năm.

Băng tần 2500-2600 MHz được Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn 5G, 4G và các công nghệ tiếp theo.

Đại diện Viettel cho biết, băng tần 2500-2600 MHz có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là băng tần hiệu quả để Viettel triển khai đồng thời cho cả mạng di động 4G và mạng di động 5G, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ 4G hiện nay và chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây cũng là băng tần tối ưu được vùng phủ với bán kính gấp 1,3 lần so với băng tần band C (3500 MHz).

Hiện tại, các thiết bị 5G do Viettel nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng để chạy triển khai trên băng tần 2500–2600 MHz. Viettel dự kiến sẽ khai trương mạng 5G trên toàn quốc trong thời gian sớm nhất.

dscf9048-6987.jpg
Đến năm 2030, mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, năm 2024, định hướng của Bộ là năm phổ cập hạ tầng số. Hạ tầng số Việt Nam phải dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.

“Năm 2024 là thời điểm chín muồi để cấp phép băng tần thương mại hóa 5G nhằm triển khai các mục tiêu trên”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

Cuối tháng 2/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông giai đoạn 2021-2030, đặt mục tiêu của quy hoạch đến năm 2025, mạng băng rộng di động tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu 100 Mb/s cho mạng 5G; 100% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh. Đến năm 2030, mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo.

HAI "CHÌA KHOÁ" CHO SỰ PHÁT TRIỂN 5G

Băng tần 2500-2600 MHz thuộc băng tần 2500-2690 MHz được quy hoạch cho triển khai các hệ thống thông tin di động IMT theo tiêu chuẩn IMT-Advanced và các phiên bản tiếp theo.

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA) cho biết, băng tần 2500-2690 MHz đã được ấn định cho các nhà khai thác di động ở ít nhất 108 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Đối với băng tần 2600 MHz FDD (n7) có tổng cộng 240 nhà khai thác tại 94 quốc gia/vùng lãnh thổ đã và đang đầu tư vào 4G LTE, trong đó 237 nhà khai thác đã nắm giữ giấy phép, đã triển khai hoặc đang lập kế hoạch để triển khai mạng; 2 nhà khai thác đã tham gia vào các cuộc thử nghiệm và một nhà khai thác đã triển khai mạng 5G.

Băng tần 2600 MHz TDD hiện cũng đã được 108 nhà khai thác đầu tư vào việc triển khai 4G LTE, trong đó có 81 nhà khai thác đầu tư vào băng n38 (2570 MHz – 2620 MHz), 20 nhà khai thác đầu tư vào băng n41 (2496 MHz – 2690 MHz). Bên cạnh đó, băng tần 2600 MHz TDD cũng đang được các nhà khai thác di động quan tâm để đầu tư vào việc triển khai mạng 5G.

Theo báo cáo của GSA, hiện có 17 nhà khai thác đã được xác định là đầu tư vào 5G trong băng tần này, trong đó 16 nhà khai thác sử dụng phổ tần số trong băng n41 và một nhà khai thác sử dụng băng n38.

jabil-1-1033-180.jpg
Các băng tần triển khai mạng 5G

Đối với băng tần 3700-3800 MHz thuộc khối băng tần 3560-4000 MHz, quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia đã quy hoạch băng tần 3400-4200 MHz cho các nghiệp vụ di động, cố định, cố định qua vệ tinh (đường xuống từ vệ tinh) và vô tuyến định vị (radar), trong đó băng tần 3560-4000 MHz được xác định cho hệ thống IMT.

Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia cũng quy định các hệ thống thuộc nghiệp vụ cố định qua vệ tinh nằm trong băng tần 3400-3560 MHz đường xuống (chiều từ vũ trụ tới trái đất) cần có các bộ lọc thu đạt tiêu chuẩn về lọc các tín hiệu ngoài băng.

Băng tần 3400-3700 MHz đang được sử dụng làm băng tần đường xuống cho hệ thống vệ tinh Vinasat-1. Theo số liệu thống kê, hiện có 820 đài trái đất hoạt động trong băng tần 3400-4200 MHz.

Theo Cục Tần số vô tuyến điện, các quốc gia trên thế giới, tùy thuộc vào hiện trạng sử dụng tần số của mình thường chỉ quy hoạch được một phần trong băng tần 3400-4200 MHz cho 5G. Băng tần này có hệ sinh thái thiết bị 5G lớn nhất nên sẽ có vai trò quyết định để Việt Nam có thể sớm triển khai thành công mạng 5G.

Theo báo cáo của GSA, tính đến tháng 3/2023, trên thế giới có 81 nước đã cấp phép và 43 nước đang nghiên cứu, xem xét sử dụng băng tần 3400-4200 MHz với khoảng 270 mạng 5G được triển khai.

Về hệ sinh thái thiết bị 5G, băng tần 3,5 GHz (n77/n78) là băng tần 5G có hệ sinh thái lớn nhất. Tính đến tháng 1/2023 đã có khoảng gần 1.000 mẫu thiết bị đầu cuối được công bố hỗ trợ băng tần 3,5 GHz trong tổng số hơn 1.400 mẫu thiết bị đầu cuối 5G.

Theo Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ), băng tần có tần số càng cao sẽ có băng thông lớn, tốc độ mạnh, độ trễ thấp và dung lượng cao, tuy nhiên sẽ bị hạn chế về độ phủ và dễ bị cản trở bởi các vật thể vật lý lớn như các tòa nhà và cây cối.

Hiện, băng tần 5G trên thế giới đang được chia làm 4 nhóm gồm băng tần thấp (dưới 1000 MHz), băng tần tầm trung 1 (1000 - 2600 MHz) và tầm trung 2 (3500 - 7000 MHz), cuối cùng là băng tần tầm cao (24000 - 48000 MHz). Mỗi loại băng tần đều có các ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, thực tế hầu hết các nhà mạng đều cố gắng sử dụng đồng thời nhiều loại băng tần khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tối ưu chất lượng dịch vụ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ