Vinaconex bán 40.000 cổ phiếu sau 2 tuần nắm giữ

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) vừa báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến người nội bộ.
Vinaconex bán 40.000 cổ phiếu sau 2 tuần nắm giữ

Theo đó, bà Đỗ Thị Thanh, vợ ông Nguyễn Xuân Đông, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty báo cáo đã bán toàn bộ 40.000 cổ phiếu đang nắm giữ trên sàn trong phiên giao dịch ngày 9/2. Đáng chú ý, số cổ phiếu này vừa được bà Thanh mua vào trong phiên 26/1/2022.

Trên thị trường, giá cổ phiếu VCG đang giao dịch quanh mức 42,800 đồng/cp (kết phiên 25/2), giảm 23% so với đỉnh 56.000 đồng/cp từ đầu năm 2021. Thanh khoản bình quân trong 1 tháng trở lại đây ghi nhận gần 5 triệu cp/phiên.

Phiên giao dịch 9/2, thị giá của VCG ở mức 42.000 đồng/cổ phiếu, giảm 35% kể từ đầu năm. Tính theo mức giá này bà Thanh đã có thể thu về hơn 1,7 tỷ đồng từ việc bán ra VCG.

Về tình hình kinh doanh, quý 4/2021, VCG ghi nhận doanh thu thuần tăng 22% so với cùng kỳ, lên hơn 2,132 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn mức tăng doanh thu khiến lãi gộp giảm 7%, xuống còn 242 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết hơn 21 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 33 tỷ đồng. 

Chi phí tài chính tăng gấp 3,8 lần cùng kỳ lên gần 200 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 95%, lên hơn 92 tỷ đồng. Kết quả, VCG báo lãi ròng giảm 35%, xuống còn 134 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2021, VCG ghi nhận doanh thu thuần nhích nhẹ so với thực hiện năm trước, lên gần 5,742 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi ròng lại giảm 75%, xuống còn 406 tỷ đồng.

Trong năm 2021, VCG dự kiến doanh thu hợp nhất đạt 12,230 tỷ đồng, tăng 41% so với kết quả thực hiện năm 2020 và lãi sau thuế đạt hơn 1,000 tỷ đồng. Như vậy, VCG chỉ mới thực hiện được 47% mục tiêu doanh thu và 53% mục tiêu lãi sau thuế 2021.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của VCG ghi nhận gần 31,195 tỷ đồng, tăng 59% so với hồi đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn gần 10,852 tỷ đồng, tăng 45% chủ yếu do khoản trả trước cho người bán ngắn hạn tăng mạnh 70%, lên gần 5,563 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng tăng từ 2,220 tỷ đồng lên gần 3,630 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Về phía nguồn vốn, nợ phải trả tại thời điểm này tăng vọt 89% so với con số đầu năm, lên hơn 23,554 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn hơn 5,027 tỷ đồng (gấp đôi) và dư nợ vay dài hạn gần 6,649 tỷ đồng (gấp 3 lần). Khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn cũng tăng lên hơn 6,592 tỷ đồng, gấp 2.8 lần đầu năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...