VN-Index “bay màu” gần 14 điểm, đánh mất mốc 1.250

Chỉ trong 15 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục, áp lực bán tăng vọt ở các trụ đã đẩy VN-Index rơi tự do cực nhanh, bốc hơi tới gần 19 điểm trước khi hồi nhẹ lại đợt ATC, còn giảm 13,77 điểm (-1,09%)…

VN-Index “bay màu” gần 14 điểm, đánh mất mốc 1.250

Sau quãng giằng co đầu phiên, lực bán bất ngờ tăng mạnh khiến VN-Index rơi sâu trong phiên chiều. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/6, chỉ số VN-Index giảm 13,77 điểm xuống mốc 1.245 điểm. Toàn sàn HOSE có 79 mã tăng (2 mã trần), 355 mã giảm (6 mã sàn) và 61 mã đứng giá tham chiếu.

Xét theo các nhóm ngành, nhìn chung đà giảm lan toả khắp các cổ phiếu ở các lĩnh vực khác nhau. Ngay cả cổ phiếu công nghệ vốn đang “bay cao” nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) cũng quay đầu giảm mạnh, theo đó, FPT giảm 1,73%, CMG giảm 3,79%, ELC giảm 6,4%, ICT giảm kịch sàn.

Ở nhóm ngân hàng, phần lớn cổ phiếu ghi nhận sắc đỏ nhưng mức giảm đa phần dưới 2%; riêng EIB tăng mạnh 3%. Cổ phiếu hàng không cũng quay đầu giảm, trong đó “ông lớn” HVN mất tới 3,35% giá trị.

Cổ phiếu bất động sản diễn biến kém khả quan hơn bởi rất nhiều cổ phiếu giảm trên 2%, như: BCM, PDR, DIG, TCH, CTD, SZC, HHV, CII, ITA… Tình hình cũng không khả quan hơn khi nhìn vào nhóm sản xuất, trong đó GVR giảm tới 5% và trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới VN-Index, DCM giảm 3,74%, VHC giảm 2,5%, DPM giảm 2,43%, ACG giảm 3,21%, NKG giảm 4,46%, DPR giảm 4,88%, DRC giảm kịch sàn…

Bi đát nhất có lẽ là cổ phiếu chứng khoán. Các mã như VND, FTS, BSI, VIX đều giảm trên 2%, ORS giảm 3,08%, AGR giảm 3,39%, TVS giảm 5,53%.

Giá trị giao dịch sàn HOSE phiên hôm nay đạt 20.857 tỷ đồng, tương đương 840 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Dẫn đầu về giá trị giao dịch là FPT với 873 tỷ đồng. Kế đến là các mã VPB (788 tỷ đồng), HPG (632 tỷ đồng), TCB (484 tỷ đồng), MSN (483 tỷ đồng).

Đặc biệt, FPT cũng là mã cổ phiếu bị khối ngoại bán ra mạnh nhất sàn HOSE với giá trị bán ròng 255 tỷ đồng. Các mã bị bán mạnh trên sàn HOSE còn có TCB (-178 tỷ đồng), VPB (-127 tỷ đồng), HPG (-59 tỷ đồng), HDB (-58 tỷ đồng).

Đáng chú ý, khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục có một phiên "xả" ròng rất mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 1.200 tỷ đồng. Như vậy, khối này đã có tới 17 phiên liên tiếp bán ròng.

Dữ liệu từ công ty chứng khoán cho thấy 6 tháng đầu năm ghi nhận cá nhân và tổ chức nước ngoài bán ròng hơn 50.000 tỷ đồng, con số tương đương cả năm 2021, trong khi cá nhân là lực cầu chính từ đầu năm đến nay.

Một số chuyên gia phân tích nhìn nhận sau phiên giảm mạnh 28 điểm đầu tuần, thị trường "lình xình" với 3 phiên đi ngang, thanh khoản thấp.

Hôm nay cũng là phiên cuối quý 2, việc chốt NAV (giá trị tài sản thuần) tại các quỹ lớn có thể ảnh hưởng đến một số cổ phiếu trụ.

Trong khi đó, chỉ số USD-Index tiếp tục tăng và vượt mốc 106 điểm. Diễn biến này gây áp lực không nhỏ tới tỷ giá - yếu tố được nhìn nhận đang kìm nén đà tăng của thị trường.

Trên thị trường tự do, giá USD lần đầu tiên vượt mốc 26.000 USD/VND và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, gây tâm lý lo ngại.

Chưa kể trong quý 2 vừa qua ghi nhận khối lượng giao dịch có sự cải thiện trên sàn UPCoM, với sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền nhà đầu tư cá nhân. Khi những "ngôi sao" tăng giá có sự điều chỉnh, thị trường khó tránh ảnh hưởng.

Ngoài ra, động thái bán ròng triền miên, quyết liệt của khối ngoại có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Xem thêm

Giá dầu tăng cao, phố Wall “nín thở” ngóng dữ liệu lạm phát

Giá dầu tăng cao, phố Wall “nín thở” ngóng dữ liệu lạm phát

Các chỉ số chứng khoán Mỹ không có nhiều thay đổi trong phiên 27/6 khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát mới. Trong khi đó, Nasdaq tăng nhẹ vào cuối ngày sau các tín hiệu cho thấy hoạt động kinh tế tiếp tục chậm lại, làm gia tăng hy vọng của nhà đầu tư về việc cắt giảm lãi suất…

MSB được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 6.000 tỷ đồng

MSB được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 6.000 tỷ đồng

Tỷ lệ phát hành là 30% trên tổng số cổ phần đang lưu hành, tương đương phát hành thêm 600 triệu cổ phiếu. Sau khi tăng vốn, tổng số lượng cổ phiếu lưu hành dự kiến sẽ là 2,6 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ mới đạt 26.000 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

Không ghi nhận trái phiếu chậm trả phát sinh trong tháng 9/2024

Không ghi nhận trái phiếu chậm trả phát sinh trong tháng 9/2024

Tháng 9/2024 là tháng đầu tiên kể từ tháng 10/2021 không ghi nhận trái phiếu chậm trả phát sinh mới nào.
Nhờ đó, tổng giá trị trái phiếu chậm trả phát sinh mới trong quý 3/2024 là 1,7 nghìn tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình của bốn quý gần nhất là 14,9 nghìn tỷ đồng...

Soi kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán trong quý 3/2024

Soi kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán trong quý 3/2024

Nhiều doanh nghiệp chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, mang đến một bức tranh đa sắc với nhiều cảm xúc trái chiều. Trong khi nhiều công ty ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ, thì cũng có những đơn vị đối mặt với khó khăn, tạo nên sự phân hoá rõ rệt trong ngành...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ