VN-Index tiếp tục giảm nhẹ, thị trường khó vượt cản cứng 1.300 điểm

Theo dự báo của công ty chứng khoán, hiện tại, thị trường đang cho thấy lực cản ở ngưỡng 1.300, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới...

VN-Index tiếp tục giảm nhẹ, thị trường khó vượt cản cứng 1.300 điểm

Chứng khoán ngày 11/7, sau phiên giao dịch giảm điểm trước đó, diễn biến tích cực tại thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua giúp thị trường mở cửa phiên sáng nay trong sắc xanh và có thời điểm VN-Index tăng đến mốc 1.293,32 điểm, tuy nhiên áp lực điều chỉnh diễn ra bắt đầu từ nửa cuối phiên sáng khiến cho VN-Index kết phiên giảm -2,14 điểm (-0,17%) về mốc 1.291,14 điểm.

HNX-Index kết phiên tại mốc 245,39 điểm (+0,85 điểm, tương ứng +0,35%). Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 153 cổ phiếu giảm giá, 168 cổ phiếu tăng giá, 60 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 90 cổ phiếu tăng giá, 58 cổ phiếu tham chiếu và 75 cổ phiếu giảm giá.

Thanh khoản trên cả 2 sàn có sự phân hóa so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh -6,1% tại HOSE nhưng cải thiện +12,45% tại HNX. Điểm đáng chú ý là sau chuỗi ngày bán ròng thì phiên hôm nay đánh dấu sự quay trở lại mua ròng của khối ngoại trên sàn HOSE với +67,43 tỷ đồng và tập trung mạnh tại mã HDB (+450,3 tỷ), HDB (+327,6 tỷ), bên cạnh đó là STB (+168,5 tỷ), SCS (+108 tỷ) và PC1 (+61,6 tỷ)...ở chiều ngược lại, tiếp tục bán ròng FPT (-397,3 tỷ), TCB (-172,3 tỷ), VNM (-99,5 tỷ), MWG (-93,1 tỷ)...

Cùng với đó, bán ròng từ khối ngoại diễn ra trên sàn HNX với -7,82 tỷ đồng, tập trung tại các mã PVI (-18,2 tỷ), IDC (-13,4 tỷ) và NTP (-3 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với MBS (+10,6 tỷ), CEO (+6 tỷ), PVS (5 tỷ), SHS (+3,5 tỷ)...

Ghi nhận trong phiên hôm nay, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã tăng điểm như ngành bất động sản với thông tin tích cực từ việc Thủ tướng yêu cầu kết nối thông tin bất động sản với cơ sở dữ liệu quốc gia hoàn thành trong tháng 7/2024, qua đó giúp cho các cổ phiếu DIG (+2,27%), KDH (+1,72%), PDR (+2,38%), NVL (+1,9%), , HDC (+2,7%). DXG (+1,73%) , NTL (+4,13%), VHM (+0,5%) và đặc biệt là cổ phiếu CEO (+7,1%)...

Đa số cổ phiếu ngành chứng khoán cũng có một phiên tăng điểm, cụ thể là SSI (+1,3%), VND (+1,5%), HCM (+1,4%), VCI (+1,7%), MBS (+3,9%)... Nhóm ngành diễn biến tiêu cực tác động tới sự điều chỉnh của thị trường hôm nay là bảo hiểm với các mã BVH (-1,07%), MIG (-2,86%), BMI (-0,76%), BIC (-0,69%)...

Ngoài nhóm bảo hiểm, một số nhóm cổ phiếu khác cũng giao dịch trong sắc đỏ như công nghệ thông tin, tiêu biểu với trụ FPT (-0,75%), CMG (-1,51%), ITD (-1,4%), ICT (-2,78%)... Nhóm thực phẩm và đồ uống giảm điểm với DBC (-4,03%), MSN (-1,3%), VNM (-0,75%), cổ phiếu SBT (-2,37%)... nhóm cổ phiếu ô tô và phụ tùng cũng giao dịch tiêu cực với CSM (-3,07%), HAX (-1,7%), HTL (-3,03%)...

anh-chup-man-hinh-2024-07-11-luc-191918-7403.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Mua thăm dò

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Thanh khoản phiên hôm nay duy trì ở mức vừa phải, chỉ sụt giảm nhẹ so với phiên hôm qua cho thấy áp lực bán là không lớn. Điểm tích cực đáng chú ý là sự mua ròng của khối ngoại sau 25 phiên bán ròng liên tiếp trước đó.

Phiên giảm hôm nay với khối lượng thấp chưa đủ “lượng” để thay đổi xu hướng trước đó. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm mua thăm dò, ưu tiên chọn những cổ phiếu đã có nền tích lũy và có đột phá cả về giá và khối lượng trong các phiên trước đó.

Trải lệnh mở mua từng phần vị thế trading

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Lực cầu hưng phấn từ đầu phiên dần cho thấy sự suy yếu trước áp lực chốt lời có phần gia tăng tại quanh ngưỡng kháng cự, và VN-Index đóng cửa tại mức thấp nhất phiên thể hiện tâm lý thị trường đang có phần tiêu cực hơn.

Mặc dù VN-Index đang có nguy cơ tạo đỉnh ngắn hạn, trạng thái bán tháo với thanh khoản lớn vẫn chưa kích hoạt, và nhiều khả năng quán tính giảm điểm sẽ kết thúc khi xu hướng bán chốt lời, rũ bỏ vị thế trading hạ nhiệt.

Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể trải lệnh mở mua từng phần vị thế trading khi chỉ số lui về các ngưỡng hỗ trợ đã đề cập.

Khó vượt cản cứng 1.300 điểm

Chứng khoán BIDV (BSC)

VN-Index hôm nay kết phiên tại mốc 1.283,8 điểm, giảm nhẹ 2 điểm so với hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 13/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành truyền thông dẫn đầu đà giảm, theo sau là ngành bảo hiểm, công nghệ thông tin,...

Ở chiều ngược lại, ngành dịch vụ tài chính, bất động sản, dầu khí,... có phiên giao dịch tích cực. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng nhẹ trên sàn HSX và bán ròng nhẹ trên sàn HNX. Hiện tại, thị trường đang cho thấy lực cản ở ngưỡng 1.300, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.

Chỉ số vẫn còn tiếp diễn điều chỉnh

Chứng khoán Asean

Diễn biến điều chỉnh tiếp diễn theo kịch bản của chúng tôi, song nhịp điều chỉnh là tương đối nhẹ nhàng và không có áp lực bán hoảng loạn quá lớn. Độ rộng thị trường lan tỏa tốt hơn tại nhóm vốn hóa lớn khi có sự góp mặt của nhóm bất động sản và chứng khoán.

Áp lực bán diễn ra mạnh tại nhóm đã có nhịp tăng tốt trước đó. Tuy nhiên, điểm tích cực là thanh khoản chỉ dừng ở mức thấp cho thấy áp lực bên phía cung đang dần vơi bớt.

Do đó, chúng tôi duy trì quan điểm chỉ số vẫn còn tiếp diễn biến điều chỉnh và kỳ vọng VN-Index tìm được điểm cân bằng tại vùng 1.260-1.270 điểm (MA20), nhà đầu tư cân nhắc chú ý giải ngân.

Rung lắc quanh vùng 1275-1280 điểm

Chứng khoán DSC

Chỉ số VN-Index giảm điểm nhẹ nhàng với thanh khoản bán suy giảm. Chúng tôi đánh giá lực cung không quá đáng kể, diễn biễn tái tích lũy trong kênh xu hướng tăng hết sức bình thường. Ngưỡng cân bằng ngắn hạn kỳ vọng quanh vùng 1.275-1.280 điểm (Ma20).

Độ rộng thị trường lan tỏa tốt hơn tại nhóm vốn hóa lớn khi có sự góp mặt của nhóm bất động sản và chứng khoán. Áp lực bán diễn ra mạnh tại nhóm cổ phiếu đã có nhịp tăng tốt trước đó như thép, hóa chất, vận tải,... Chỉ báo MACD cắt lên đường Signal, chính thức vượt lên ngưỡng 0 điểm. RSI tiến vào vùng tích cực, trên 55 điểm.

Tìm đến những mã có thời gian tích lũy tốt và vận động ổn định

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng những nhịp hồi phục để tiếp tục bán giảm những mã đang suy yếu và tìm đến những mã có thời gian tích lũy tốt và vận động ổn định, thuộc nhóm ngành như bất động sản, ngân hàng.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...