VNPT đóng góp 3 tỷ đồng, chung tay cùng cộng đồng chống dịch

Với mong muốn chung tay cùng cả nước trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19, chiều nay (31/3), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đã trao 3 tỷ đồng để ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo Tập đoàn VNPT trao tượng trưng số tiền ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19
Thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo Tập đoàn VNPT trao tượng trưng số tiền ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19

Đây là một trong số các hoạt động hỗ trợ của Tập đoàn VNPT trong công tác phòng chống dịch Covid-19 nhằm hưởng ứng lời phát động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trước đó, Tập đoàn VNPT đã cung cấp kịp thời các dịch vụ VT-CNTT thiết thực với những chính sách hỗ trợ đặc biệt, nhằm cung cấp cho người dân và doanh nghiệp có những sản phẩm hữu ích trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Ngay sau khi có sự bùng phát dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, Tổng công ty VNPT - VinaPhone – đơn vị thành viên của Tập đoàn VNPT đã chủ động liên lạc với hơn 7.000 thuê bao của các y bác sĩ và người nhà bệnh nhân có liên quan đến bệnh viện này để tìm hiểu thông tin và cập nhật lộ trình di chuyển của những người này trong thời gian qua. Điều này đã phần nào giúp giảm tải gánh nặng cho các cơ quan chức năng, nhanh chóng cảnh báo các khu vực có khả năng lây truyền bệnh tới người dân cả nước.

Từ khi dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam, do nhiều người dân làm việc và học tập tại nhà nên lưu lượng sử dụng trên Internet đã tăng đột biến. Trước tình hình đó, để đảm bảo người dân được sử dụng các dịch vụ trực tuyến với chất lượng tốt nhất, Tập đoàn VNPT đã tăng gấp đôi tốc độ đường truyền Internet với các gói Home Combo với giá không đổi. Gói cước này cũng được gia tăng dung lượng Data và mở rộng ưu đãi phút gọi, qua đó đáp ứng toàn diện nhu cầu liên lạc, làm việc,  học tập và giải trí của người dân.

Đối với các doanh nghiệp, Tập đoàn VNPT đã triển khai chương trình ưu đãi lên đến 90% cho các tổ chức doanh nghiệp khi đăng kí gói cước V-Com, tích hợp các dịch vụ số gồm: VNPT iOffice, VNPT e-Cabinet (Phòng họp không giấy tờ), (Hội nghị truyền hình), VNPT CA (Chứng thực chữ ký số công cộng) và VNPT Ký số. Đến nay, đã có hơn 1.000 doanh nghiệp sử dụng gói dịch vụ số này.

Đặc biệt, ngay từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, được sự tin tưởng của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Tập đoàn VNPT đã cùng một số doanh nghiệp công nghệ xây dựng ứng dụng Khai báo Y tế tự nguyện (NCOVI), giúp  khai báo y tế toàn dân một cách dễ dàng.

Chia sẻ với báo chí, đại diện Lãnh đạo Tập đoàn VNPT cho biết, Tập đoàn VNPT sẵn sàng mang tất cả mọi nguồn lực để đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cả nước sớm đẩy lùi dịch Covid-19.

Xem thêm

VNPT E-learning: Ứng dụng thiết thực trong mùa chống dịch Covid-19

VNPT E-learning: Ứng dụng thiết thực trong mùa chống dịch Covid-19

Tập đoàn VNPT đã kịp thời đưa ra một số chương trình hỗ trợ cho nhà trường trong mùa chống dịch Covid-19, trong đó giải pháp đào tạo trưc tuyến VNPT E-learning đang được nhiều trường học tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đưa vào triển khai.

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...