Vỡ trận quy hoạch, tất cả đều khổ!

Trong một nỗ lực mới nhất nhằm giải quyết tình trạng ùn ứ giao thông tại một số tuyến đường chính vào trung tâm thành phố như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu…
Vỡ trận quy hoạch, tất cả đều khổ!

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho biết, sẽ phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải siết chặt việc đánh giá tác động giao thông trước khi chuyển hồ sơ cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng dự án bất động sản.

Lấy lý do sự xuất hiện của quá nhiều cao ốc đã và đang xây dựng ở nội đô, trong khi đường quy hoạch chưa được xây dựng, cơ quan này yêu cầu hệ thống hạ tầng giao thông phải được thực hiện đúng theo quy hoạch mới cho chủ đầu tư làm đúng tầng cao. Việc rà soát sẽ được thực hiện bởi một tổ giám sát với đại diện các ban, ngành có liên quan do Sở Xây dựng chủ trì.

Trước đó, TP.HCM đã có nhiều động thái siết chặt việc cấp phép các dự án bất động sản nội đô. Và quyết định này gần như ngay lập tức đã có “tác động” đến thị trường bất động sản. Trái ngược với sự sôi động thường thấy của các quý cuối năm, thời gian này giao dịch bất động sản tại TP.HCM rất trầm lắng. Các chủ đầu tư thi nhau than vãn việc không có hàng để bán ra.

Tuy nhiên, vỡ trận quy hoạch giao thông TP.HCM có hoàn toàn do lỗi của các dự án bất động sản?

Câu trả lời là có, nhưng không phải tất cả. Con số 74 trường đại học, 58 bệnh viện và khoảng 10.000 cơ sở sản xuất, đa phần nằm ở quận trung tâm như quận 1, quận 3, quận 5, quận 10… với số người tham gia giao thông lên tới cả triệu người, khiến người hiểu chuyện không khó hiểu tại sao các tuyến đường vào trung tâm thành phố lại tắc đến vậy.

Điều đáng nói là, các trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất này từ cách đây vài năm đều đã có kế hoạch di chuyển ra vùng ven, nhưng sau đó lại treo và số lượng sinh viên, người bệnh, người lao động luôn tăng mạnh sau mỗi năm.

Điều này cho thấy, việc "đổ lỗi" nguyên nhân gây tắc đường về phía các chung cư cao tầng trung tâm có lẽ chưa hoàn toàn chính xác và cần xem xét lại.

Thực tế, mật độ chung cư dày đặc lại không ảnh hưởng nhiều tới các tuyến giao thông chính, mà chỉ tác động lớn đến hệ thống giao thông nội khu và một số vùng lân cận. Còn các tuyến đường giao thông ngoài dự án thì trách nhiệm lại không thuộc về các chủ đầu tư, mà họ chỉ có trách nhiệm với quy hoạch tại lô đất mà họ được giao để triển khai.

Điều này cho thấy, việc siết chặt giám sát tác động giao thông trước khi cấp phép là cần thiết, thế nhưng, cũng cần có sự hài hòa nhất định, tránh hiện tượng giật cục, gây khó khăn trong quá trình triển khai dự án của doanh nghiệp.

Cao hơn, vấn đề của các đô thị lớn chính là sự chồng chéo, không thống nhất trong quy hoạch tổng thể và các quy hoạch ngành. Tình trạng này khiến cả nhà quản lý, người dân và doanh nghiệp đều khổ và có xu hướng "đổ lỗi" cho nhau khi không gian đô thị ngày càng "khó thở".

Điều này chỉ có thể giải quyết với một hành lang pháp lý thống nhất về quy hoạch. 

Theo Ninh Việt/ ĐTBĐS

>> Luật Quy hoạch: Cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các Luật khác

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…