Vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam đã tăng 67% lên trên 120 tỷ USD trong chưa đầy 9 tháng

Chỉ 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay đã bằng tổng vốn hóa toàn thị trường cuối năm 2016.
Vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam đã tăng 67% lên trên 120 tỷ USD trong chưa đầy 9 tháng

Tính đến phiên giao dịch cuối tuần 22/9, chỉ số VN Index đã tăng trưởng 20% so với thời điểm đầu năm khi đóng cửa ở mức 807,13 điểm. Bên cạnh đó, chỉ số HNX cũng có mức tăng lần lượt 30,87%.

Thống kê dữ liệu trên 3 sàn HOSE, HNX và UpCom cho thấy, tổng vốn hóa thị trường chứng khoán hiện nay đã lên con số 2,74 triệu tỷ đồng, tương đương 120,4 tỷ USD, tăng 67% so với thời điểm cuối năm 2016 (1,64 triệu tỷ đồng).

Dù thị trường đã có đến 1.385 cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên cả 3 sàn (379 cổ phiếu niên yết trên sàn HOSE, 378 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 628 trên UpCom) nhưng thực tế, đóng góp lớn vào chỉ số vẫn chỉ thuộc về một số nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường.

Chỉ 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường đã đạt mức 1,63 triệu tỷ đồng, gần bằng tổng vốn hóa toàn thị trường cuối năm 2016 và chiếm 59,5% tổng vốn hóa thị trường ở thời điểm hiện tại.

Ở quy mô rộng hơn, 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường có tổng vốn hóa 1,82 triệu tỷ đồng, bằng 66,6% tổng vốn hóa toàn thị trường.

Vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam đã tăng 67% lên trên 120 tỷ USD trong chưa đầy 9 tháng ảnh 1

Dữ liệu thị trường đến cuối ngày 22/9/2017

Trong năm nay, nhiều cổ phiếu lớn đã gia nhập sàn chứng khoán làm tăng quy mô vốn hóa có thể kể đến Petrolimex và cặp đôi cổ phiếu của ngành hàng không là VJC của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- Vietnam Airlines và VJC của Vietjet Air. Hiện cả 3 cổ phiếu này đều góp mặt trong nhóm 20 cổ phiếu lớn nhất.

Một cổ phiếu khác mới lên sàn những cũng góp mặt trong nhóm vốn hóa lớn nhất như cổ phiếu VPB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). VPBank đã trở thành ngân hàng tư nhân có vốn hóa thị trường lớn thứ 4 tại thị trường Việt Nam và chỉ xếp sau Vietcombank, Vietinbank và BIDV.

Hiện tại VNM vẫn đang giữ vững ngôi đầu về vốn hóa của thị trường Việt Nam. Ở mức giá 147.700 đồng/cổ phiếu, Vinamilk đang được định giá ở mức 9,4 tỷ USD. Ở các vị trí tiếp theo, Sabeco đã bất ngờ soán ngôi Vietcombank (VCB) trở thành á quân vốn hóa thị trường.

Lên sàn cuối năm 2016 với mức giá chào sàn 110.000 đồng/cổ phiếu, SAB đã tăng một mạch lên 266.200 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch 22/9. Song, đà tăng giá của SAB khiến giới phân tích tỏ ra e ngại bởi khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên chỉ vài chục nghìn cổ phiếu và tỷ lệ cổ phiếu tự do lưu hành trên thị trường quá thấp.

Việc cổ phiếu SAB tăng mạnh trong khi đóng góp tỷ trọng lớn trong chỉ số Vn Index đã kéo chỉ số VN Index tăng mạnh từ đầu năm. Chính điều này dẫn đến hiện tượng "xanh vỏ đỏ lòng" trong rất nhiều phiên giao dịch.

Vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam đã tăng 67% lên trên 120 tỷ USD trong chưa đầy 9 tháng ảnh 2

Cổ phiếu SAB tăng mạnh sau khi lên sàn

Nhìn mức giá của Sabeco hiện nay, Chủ tịch Asahi Holdings mới đây đã phải thốt lên rằng, Sabeco đang được định giá quá đắt, cao hơn cả Carlsberg, Heineken. Đại diện Asahi cho rằng, Sabeco đang giao dịch với P/E 35 lần, cao hơn nhiều so với mức 16 lần của Asahi, 21 lần của Carlsberg và 20 lần của Heineken.

Theo Hoàng Trung/Trí thức trẻ

>> VJC tăng kịch trần trong ngày chia thưởng, 3 sàn tiếp tục giữ vững đà bứt phá

Có thể bạn quan tâm

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách tài chính tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump….

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể tiếp tục các nhịp hồi phục chậm rãi. Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến tỷ giá USD/VND và các động thái của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới để xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn và nhận biết các dấu hiệu hồi phục chắc chắn hơn...

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Nhà đầu tư nên tiếp tục chốt lời ngắn hạn khi đã đạt mục tiêu, chọn lọc những cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh mẽ để giải ngân. Duy trì tỷ trọng ở mức vừa phải và hạn chế mua đuổi ở vùng giá cao, chủ động theo dõi diến biến thị trường để kịp cơ cấu lại danh mục...

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

Chỉ số S&P 500 đã có thời điểm vượt qua mốc 6.000 điểm và sau đó kết thúc tuần với mức tăng phần trăm lớn nhất trong một năm khi chiến thắng của ông Donald Trump và khả năng đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội đã mang đến kỳ vọng về những chính sách kinh doanh thuận lợi…