VSIP tiếp tục huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu “ba không”

Theo đó, 1.000 tỷ đồng trái phiếu này của VSIP là kết quả thu được từ huy động lô trái phiếu có mã VJVCH2330002, đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo…

Chỉ trong tháng 9/2023, VSIP đã huy động thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu "ba không"
Chỉ trong tháng 9/2023, VSIP đã huy động thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu "ba không"

Mới đây, Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) đã công bố thông tin kết quả chào bán trái phiếu đối với lô có mã VJVCH2330002, giá trị phát hành là 1.000 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu thứ hai được phát hành trong năm 2023 của VSIP tính đến thời điểm hiện tại.

Theo đó, lô trái phiếu này được phát hành và hoàn tất trong ngày 25/9, có thời hạn trái phiếu đều là 7 năm và sẽ đáo hạn vào năm 2030. Số lượng 10.000 trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được cố định ở mức 10,5%/năm và kỳ tính lãi 01 năm/kỳ.

Theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đây là loại hình trái phiếu “ba không” (không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo). Thương vụ này được Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam làm đơn vị đăng ký, lưu ký và các doanh nghiệp liên quan là Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải – Chi nhánh TP.HCM và Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam).

Liên quan đến việc phát hành nghìn tỷ đồng trái phiếu “ba không”, ngày 18/9, VSIP cũng đã công bố thông tin huy động thành công lô trái phiếu có mã VJVCH2330001, với giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng.

Cũng giống như lô trái phiếu có mã VJVCH2330002, mã VJVCH2330001 cũng được phát hành và hoàn tất trong ngày 12/9, cũng có thời hạn 7 năm và sẽ đáo hạn năm 2030.

Dữ liệu HNX còn cho thấy, hai lô trái phiếu này chỉ khác nhau về ngày phát hành và đáo hạn (mặc dù cùng tháng và năm), còn lại các thông số khác từ lãi suất cho đến loại hình trái phiếu đều giống nhau.

Ngoài hai lô trái phiếu kể trên, VSIP vẫn đang còn lưu hành thêm lô trái phiếu “ba không” khác có mã VJVCH2128001 với giá trị phát hành là 1.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 20/7/2021 và sẽ đáo hạn vào năm 2028, mức lãi suất cho lô trái phiếu này là 9%/năm.

Đáng chú ý, cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, vào ngày 27/9/2023, VSIP đã tiến hành thay đổi đăng ký doanh nghiệp và nâng vốn điều lệ của mình từ mức 1.025 tỷ đồng lên gần 1.623 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore được thành lập ngày 22/7/2008 với mã số thuế 3700230075. Trụ sở chính đặt tại Số 8 Đại lộ Hữu Nghị, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, do Nguyễn Phú Thịnh (sinh năm 1964) là người đại diện pháp luật. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, chi tiết: Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Vốn điều lệ 1.025 với 100% vốn nước ngoài.

Sau khi tiến hành tăng vốn như đã nói vào ngày 27/9, cơ cấu vốn của VSIP cũng được thay đổi, trong đó vốn nước ngoài giảm xuống còn 828 tỷ đồng (51%) và vốn tư nhân chiếm 49% còn lại với mức 795 tỷ đồng.

Trên thị trường, VSIP được biết đến là một doanh nghiệp lớn với nhiều khu công nghiệp trải dài từ bắc đến nam với các tỉnh thành như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Dương...

Xem thêm

Thủ tướng Việt Nam và Singapore khởi công nhiều khu công nghiệp VSIP mới

Việt Nam - Singapore hợp tác phát triển 17 dự án VSIP mới

Tại sự kiện sáng 29/8 với sự có mặt của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, 3 dự án khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) mới được khởi công, 2 dự án VSIP được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cùng 12 dự án VSIP mới được ký biên bản hợp tác phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Sự trỗi dậy của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới

Những nỗ lực của NIC đã phần nào giúp Việt Nam ghi tên thành công vào bản đồ công nghệ khi liên tiếp thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và có 3 chỉ số đứng đầu thế giới (chỉ số nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo)...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chặng đường 5 năm vượt khó của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, NIC được giao nhiệm vụ quan trọng là quản lý chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Đây là mục tiêu rất tham vọng, chiến lược, đó là từ nay đến 2050 đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, cung cấp cho thị trường Việt Nam và nước ngoài...

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Những tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang tận dụng cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng bứt phá, làn sóng M&A cũng đối mặt với không ít thách thức về định giá, pháp lý và sự hòa hợp văn hóa doanh nghiệp...