Vụ không kích đầu tiên của tổng thống Mỹ Joe Biden vào Syria

Cuối ngày 25/2, theo trang Politico, không quân Mỹ không kích vào các cơ sở quân sự gần biên giới Syria - Iraq, được cho là thuộc lực lượng quân tình nguyện do Iran hậu thuẫn ở Syria.

Politico, dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết, tổng thống mới đắc cử Joe Biden ra lệnh không kích vào những cơ sở mà tình báo Mỹ cho rằng là căn cứ của các nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn ở miền đông Syria, đáp trả ba cuộc tấn công tên lửa vào lực lượng quân sự Mỹ ở Iraq.

John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc nhấn mạnh, các cuộc tấn công phá hủy một số tòa nhà gần một trạm kiểm soát biên giới. Các mục tiêu hiện quản lý bởi do một số nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn, có liên quan đến những cuộc tấn công chống lại lực lượng Mỹ ở Iraq, đó là các nhóm chiến binh Kataib Hezbollah và Kataib Sayyid al-Shuhada.

Hãng tin AP đưa tin: Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết với các phóng viên bay cùng ông từ California đến Washington: “Tôi tin tưởng vào mục tiêu mà chúng tôi đã theo dõi và giám sát, chúng tôi biết mình đánh trúng mục tiêu nào. 

Phát biểu ngay sau cuộc không kích, ông nói thêm, "Chúng tôi tin tưởng rằng, mục tiêu bị không kích được các chiến binh Shia sử dụng, những kẻ đã tiến hành các cuộc tấn công" - hàm ý đề cập đến cuộc tấn công bằng tên lửa ngày 15/2 trên vùng miền bắc Iraq, khiến một nhà thầu dân sự thiệt mạng, một quân nhân Mỹ và một quân nhân thuộc liên minh quốc tế bị thương.

Austin cho biết ông đã đề xuất cuộc không kích này với Biden. “Chúng ta đã tuyên bố nhiều lần rằng chúng tôi sẽ đáp trả vào thời gian thích hợp” - ông Austin nói - “Chúng tôi muốn chắc chắn về khả năng liên kết giữa sự kiện và kẻ thực hiện cũng như chắc chắn rằng đó là mục tiêu phù hợp.”

Trước đó, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết hành động của Mỹ là một "phản ứng quân sự tương xứng" được thực hiện cùng với những biện pháp ngoại giao, bao gồm tham vấn với các đối tác liên minh.

“Chiến dịch gửi đi một thông điệp rõ ràng: Tổng thống Biden sẽ hành động để bảo vệ các nhân viên Mỹ và liên quân” - ông Kirby nói - “Đồng thời, chúng tôi đã hành động một cách có chủ đích làm thay đổi tình hình chung ở miền đông Syria và Iraq”.

Kirby nhấn mạnh, không quân Mỹ đã ném 7 quả bom nặng 500 pound vào một cụm tòa nhà ở biên giới Syria-Iraq. Qua đó “phá hủy nhiều cơ sở gần trạm kiểm soát biên giới, do một số nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn sử dụng”, trong đó có lực lượng Kataib Hezbollah và Kataib Sayyid al-Shuhada. 

Mỹ thường xuyên cáo buộc Kataib Hezbollah về những cuộc tấn công nhắm vào nhân viên và lợi ích của Mỹ ở Iraq.

Cuộc không kích được thực hiện theo lệnh của Tổng thống Joe Biden, được coi là phản ứng với những cuộc tấn công bằng rockets nhằm vào các mục tiêu Mỹ ở Iraq. Các cuộc tấn công gần đây nhằm vào các lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu bên ngoài Sân bay Quốc tế Irbil, Căn cứ Không quân Balad và Đại sứ quán Mỹ trong Vùng Xanh ở Baghdad, khiến một nhà thầu quân sự Mỹ thiệt mạng.

Cuộc tấn công này có phạm vi hạn chế, dường như để cảnh báo chính quyền Damascus và Tehran, tương tự như các cuộc không kích của không quân Israel. Đây có thể là một hành động đe dọa, không chỉ nhằm gây thiệt hại vật chất, mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị.

Nhiều khả năng ông Biden thống nhất với Bộ trưởng Quốc phòng, ra lệnh thực hiện các cuộc không kích nhằm gửi một tín hiệu mạnh mẽ đe dọa Iran trước cuộc thảo luận những báo cáo mới nhất về chương trình hạt nhân Iran của Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế vào tuần tới tại Vienna. Dự kiến nghị quyết được đưa ra sẽ “nhấn mạnh mối quan ngại mạnh mẽ về những phát hiện của IAEA” và “bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của hội đồng đối với sự hợp tác của Iran”.

Một vấn đề khác hơn, đó cũng có thể là hành động làm gia tăng căng thẳng tình hình chiến sự ở hai quốc gia Iraq, Syria, khiến các nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến (Al-Qaeda, IS) hoạt động mạnh hơn và tạo nguyên nhân cho Mỹ duy trì và tăng cường quân số hiện diện tại 2 quốc gia này.

Điều này cho thấy, chính sách của Mỹ trên khu vực Trung Đông sẽ không có bất cứ thay đổi nào trong thời gian cầm quyền của Joe Biden.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…