Vụ vay 8,5 triệu thành nợ 8,8 tỷ đồng: Eximbank sử dụng "nhuần nhuyễn" kỳ quan lãi kép

Vụ việc khách hàng phát sinh nợ thẻ tín dụng từ năm 2013 tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh Quảng Ninh với số tiền 8,5 triệu đồng, sau 11 năm, tổng nợ gốc và lãi hơn 8,8 tỷ đồng đã đặt ra cho nhiều người dấu hỏi lớn về cách tính lãi của ngân hàng...

Vụ vay 8,5 triệu thành nợ 8,8 tỷ đồng: Eximbank sử dụng "nhuần nhuyễn" kỳ quan lãi kép

Albert Einstein từng nói: “Lãi kép là kỳ quan thứ 8 trong thế giới này. Những ai hiểu nó, vận dụng nó sẽ chẳng phải trả giá gì cho nó”. Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư tài chính vĩ đại nhất thế giới đã từng tiết lộ một trong những bí quyết đầu tư thành công của ông là lãi suất kép.

Không chỉ ông mà còn rất nhiều nhà đầu tư thành công trên thế giới đều coi lãi suất kép là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên thành công của họ. Vậy lãi kép là gì?

Lãi kép được hiểu là tái tích lũy số tiền lãi nhận được sau 1 kỳ tiết kiệm. Nói một cách đơn giản, lãi kép là số tiền bạn kiếm được dựa trên số lãi của mình.

Cụ thể hơn, sau một kỳ hạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng, khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền lãi. Nếu họ chọn không rút tiền mà cộng dồn tiền lãi này vào số gốc ban đầu để tiếp tục gửi tiết kiệm, tiền lãi của kỳ hạn tiếp theo được gọi là lãi kép. Chu kỳ này lặp lại càng nhiều thì số tiền lãi càng cao.

“Lãi kép” trong những ngày qua cũng là từ khóa được xuất hiện, bình luận nhiều trên các diễn đàn về tài chính khi vụ việc khách hàng tên P.H.A phát sinh nợ thẻ tín dụng từ năm 2013 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) – chi nhánh Quảng Ninh với số tiền 8,5 triệu đồng, sau 11 năm, tổng nợ gốc và lãi hơn 8,8 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, khách hàng P.H.A thực hiện mở thẻ Master Card tại ngân hàng Eximbank - chi nhánh Quảng Ninh ngày 23/3/2013 với hạn mức 10 triệu đồng. Phát sinh 2 giao dịch thanh toán vào các ngày 23/4/2013 và 26/7/2013 tại một điểm chấp nhận giao dịch. Từ ngày 14/9/2013, khoản nợ thẻ nêu trên đã nợ chuyển thành nợ xấu, thời gian quá hạn phát sinh đến thời điểm thông báo là gần 11 năm.

Ngay sau đó, Eximbank đã thực hiện nhiều bước để thu hồi khoản nợ của ông P.H.A liên tục từ năm 2013 đến năm 2022. Eximbank cho biết đây là khoản nợ quá hạn đã kéo dài gần 11 năm, Eximbank đã nhiều lần thông báo và làm việc trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên, khách hàng vẫn chưa có phương án xử lý nợ.

Việc Eximbank phát thông báo nghĩa vụ nợ cho khách hàng là hoạt động nghiệp vụ thông thường trong quá trình xử lý, thu hồi nợ. Tính đến thời điểm hiện tại, Eximbank chưa nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ khách hàng.

Về phương thức tính lãi, phí là hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa Eximbank và khách hàng theo hồ sơ mở thẻ ngày 15/3/2013 có đầy đủ chữ ký khách hàng (quy định về phí, lãi được quy định rõ trong Biểu phí phát hành, sử dụng thẻ đã được đăng tải công khai trên website của Eximbank).

Hiện nay, Eximbank đang tiếp tục làm việc, phối hợp với khách hàng để có phương án hỗ trợ khách hàng xử lý nợ.

Phản ánh với báo chí, khách hàng P.H.A khẳng định bản thân không tiêu 8,5 triệu đồng trong thẻ tín dụng và cũng không được ngân hàng gửi thông báo sớm khi bị nợ xấu. Thậm chí, ông cho biết chưa hề nhận được thẻ tín dụng này dù đã ký hồ sơ mở thẻ.

Vụ việc trên cũng đặt ra cho nhiều người dấu hỏi lớn cho cách tính lãi của ngân hàng cũng như hồi chuông báo động cho người dùng thẻ tín dụng.

Tìm hiểu qua công cụ hỗ trợ khách hàng của Eximbank, lãi suất thẻ tín dụng Eximbank đang ấn định là 33%/năm nhưng sẽ cộng thêm các khoản phí phạt, phí thường niên... vào dư nợ gốc và lãi hàng tháng (thẻ tín dụng sao kê hàng tháng), từ đó dư nợ tiếp tục tăng lên hàng năm.

Theo phân tích của một chuyên gia tài chính, lãi suất thẻ tín dụng được sao kê và tính lãi hàng tháng. Nếu khách hàng thanh toán đúng hạn trong thời gian miễn lãi 45-55 ngày sẽ không phát sinh lãi, phí. Nhưng sau thời gian này, ngoài lãi suất thẻ tín dụng sẽ thêm các khoản phí, lãi phạt khác cộng dồn theo năm sẽ lên con số rất lớn. Trường hợp này gọi là lãi kép.

Mặc dù chưa thể nói chắc chắn rằng dư nợ 8,5 triệu đồng, sau 11 năm khách hàng phải thanh toán đến 8,8 tỷ đồng như trường hợp khách hàng của Eximbank, con số này có chính xác không, nhưng theo ước tính của cá nhân con số tiền tỷ là chắc chắn.

Vị chuyên gia này cũng đưa ra lời cảnh báo, lãi kép áp dụng đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc đầu tư chứng khoán nếu thuận lợi sẽ mang lại khoản lợi nhuận lớn. Nhưng áp dụng với một khoản vay tiêu dùng như nợ thẻ tín dụng sẽ rất rủi ro nếu không thanh toán đúng hạn.

Từ vụ nợ 8,5 triệu tính lãi thành 8,8 tỷ đồng, các chuyên gia tài chính - ngân hàng khuyến nghị, để tránh phải trả tiền phạt phát sinh, người dân cần nhớ kỳ hạn trả để trả đầy đủ, bởi lãi suất thẻ tín dụng và phí trả chậm rất cao do loại hình cho vay này rủi ro lớn đối với các tổ chức tín dụng.

Trong quá trình mở thẻ tín dụng, khách hàng cần đọc thật kỹ các điều khoản nhất là điều khoản về lãi suất, về mức phí phạt trả chậm, lãi suất quá hạn,... và chỉ ký khi đã nắm rõ các điều khoản để tránh rủi ro.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì cách tính lãi suất như sau:

Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định trên, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Xem thêm

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng

Hiệp hội Ngân hàng: Tín dụng tăng trưởng thấp trong các tháng đầu năm là hiện tượng phổ biến

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng tăng trưởng thấp trong các tháng đầu năm là hiện tượng phổ biến. Bình quân tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm trong giai đoạn 2013 - 2023 là 0,56%. Tuy nhiên năm 2014 – 2018 và 2024 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm đều âm...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...