WHO cảnh báo những thông tin sai lệch về diễn biến của dịch bệnh Corona

WHO cảnh báo về sự nguy hiểm của những thông tin giả mạo được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.
WHO cảnh báo những thông tin sai lệch về diễn biến của dịch bệnh Corona

Nhiều thông báo và bài đăng giả mạo, sai sự thật về diễn biến của dịch bệnh virus corona hiện đang tràn ngập trên mạng xã hội. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã có những bài đăng chính thức trên Twitter, đính chính và giải đáp những thắc mắc được nhiều người quan tâm. 

“Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc ăn tỏi có thể bảo vệ bạn khỏi chủng virus nCoV đang bùng phát hiện nay,” WHO cho biết. Họ khẳng định, những phương pháp được lan truyền trên mạng xã hội hiện nay như ăn tỏi, dầu mè và vitamin C có thể tiêu diệt virus nCoV là hoàn toàn sai sự thật. 

Không chỉ có vậy, một thông tin được chia sẻ nhiều tại khu vực Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất cảnh báo về việc virus sẽ xâm nhập vào cổ họng bạn trong vòng 10 phút nếu bạn không uống đủ nước, cũng là không chính xác. 

Hiện vẫn chưa có cách chữa trị đối với chủng virus corona mới này. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, cách để ngăn chặn sự lây lan của virus corona quan trọng nhất hiện nay chính là rửa tay bằng xà phòng và làm sạch vật dụng cá nhân thường xuyên. 

WHO đã lên tiếng cảnh báo về những thông tin sai lệch có thể dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm. 

Tại Malaysia, năm người đã bị bắt vì hành vi phát tán tin tức sai sự thật trên Facebook và giả mạo tài khoản từ cơ quan chính phủ.

Khi cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên nghiêm trọng, các “ông lớn” trong thế giới mạng truyền thông đang thực hiện thêm nhiều biện pháp để sàng lọc thông tin và thu hồi những bài đăng sai lệch. 

Google đã bắt đầu hiện thị thông tin chính thức của WHO trong kết quả tìm kiếm, trong khi Youtube đang bổ sung thêm quảng cáo video từ các nguồn đáng tin cậy. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Tung tin giả trên mạng xã hội, phạt 20 triệu đồng

Tung tin giả trên mạng xã hội, phạt 20 triệu đồng

Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống.

Có thể bạn quan tâm