Xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Cần chọn mặt gửi vàng!

Việc nhanh chóng xây dựng nhà ga T3 tại sân bay Tân Sơn Nhất đang trở lên hết sức bức thiết, tuy nhiên, xây dựng nhà ga sân bay có những đặc thù riêng không phải chủ đầu tư nào cũng đáp ứng được.
Xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Cần chọn mặt gửi vàng!

TS Nguyễn Thiện Tống góp ý về vấn đề mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Như bài viết “Xây dựng nhà ga T3 tại sân bay Tân Sơn Nhất: Nên là nhà nước hay tư nhân?”, Thuonggiaonline đã phản ánh nhiều vấn đề trong lựa chọn chủ đầu tư dự án này. Đầu tiên phải kể đến là đề xuất của Tổng công ty Cảng hàng không (ACV), tuy nhiên, đề xuất trên chưa mang tính khả thi cao.

Cụ thể, đề xuất của ACV có rất nhiều vấn đề như: Diện tích sàn xây dựng chỉ còn khoảng 100.000 m2, bằng một nửa so với phương án của ADPi, trong khi công suất vẫn giữ nguyên là 20 triệu khách/năm như ADPi đề xuất và đã được Thủ tướng chấp thuận. Ngoài ra, tiến độ dự án được kéo dài đến tận 4 năm trong khi sự quá tải của Tân Sơn Nhất đã trở lên hết sức bức thiết.

Về đề xuất của ACV, TS. Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia hàng không khẳng định: Thiết kế nhà ga T3, Tân Sơn Nhất của ACV khó đáp ứng đủ công suất 20 triệu hành khách, thậm chí còn tạo điểm nghẽn ở các khu vực khác trong và ngoài nhà ga. Mặt khác, nếu theo dự án của ACV, thời gian xây dựng sẽ kéo dài tới gần 4 năm, quá chậm, quá tốn kém.

Tại sao Bộ GTVT, ACV nhiều năm qua không làm được để sân bay Tân Sơn Nhất bị quá tải trầm trọng như vậy? Trong khi đó, một đơn vị như Cty Hàng không lưỡng dụng (HKLD) Ngôi Sao Việt đã đưa ra được ý tưởng, đề xuất phương quy hoạch, thiết kế nhà ga lưỡng dụng (T3) có tính chuyên nghiệp rất cao thì lại chưa cho làm.

TS. Nguyễn Thiện Tống cho rằng, "Ý tưởng, phương án quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên công suất 50 triệu khách/năm là của Cty Hàng không lưỡng dụng (HKLD) Ngôi Sao Việt, chứ chẳng phải của tư vấn này, tư vấn nọ đâu!". "Về việc ACV kéo dài thời gian làm nhà ga T3, theo tôi, là có nguyên nhân. Họ lấn cấn, không muốn đầu tư vào sân bay Tân Sơn Nhất vì sợ bị giam vốn. Họ muốn đầu tư vào Long Thành. Nhưng làm sao họ có đủ tiềm lực để đầu tư vào Long Thành được. Cho nên ACV đang sai lầm hết sức" TS Nguyễn Thiện Tống nhấn mạnh.

Nếu để Tân Sơn Nhất hoạt động được với công suất tối đa, chúng ta phải mở rộng, xây thêm nhà ga trên diện tích 200.000 m2. Còn việc mở rộng ít hơn chỉ phát huy được hiệu quả ngắn hạn. TS. Nguyễn Thiện Tống nhận định.

Về việc ACV đề xuất mở rộng sân bay chỉ trên khu đất 16 ha, tức là diện tích nhà ga chỉ 100.000 m2 (giảm một nửa so với thiết kế của Bộ GTVT và Tư vấn ADPi của Pháp) là quá thiếu khả thi.

Về giải pháp, TS. Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia hàng không nhận định: “Tại sao chúng ta cứ phải chờ ACV bỏ tiền ra đầu tư mà không kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân? Tôi nhớ cách đây 9 năm, Công ty HKLD Ngôi Sao Việt đã từng đề xuất ý tưởng và đưa ra phương án xây dựng nhà ga HKLD tại Tân Sơn Nhất. Công ty này có liên danh với quân đội. ACV trước đây có đoái hoài gì đến việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đâu mà phải giao cho họ làm? Họ chỉ chăm chăm xây sân bay Long Thành thôi, thì để họ tập trung làm cho tốt dự án đó”.

Được biết, trước đó nhiều năm, Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar) đã dày công chuẩn bị nguồn đất, nguồn vốn, lập quy hoạch, thiết kế chi tiết Nhà ga hàng không lưỡng dụng T3 nhằm giảm tải, tăng công suất thông qua cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Khu vực đất để xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất

Minh chứng rõ nét nhất thể hiện tầm nhìn chiến lược của Vietstar bắt đầu từ các bước nghiên cứu, xây dựng đề án hợp tác, liên doanh liên kết với Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) từ những năm 2008-2009, với kết quả được thể hiện tại Quyết định số 882/QĐ-BQP ngày 24/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng thuộc Quân chủng  PK-KQ tại sân bay Tân Sơn Nhất chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào đầu tư kinh doanh dịch vụ hàng không lưỡng dụng.

Tháng 3/2011, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ có văn bản số 610/QĐ – BTL phê duyệt Quy hoạch mặt bằng tổng thể cho Vietstar để đầu tư xây dựng khu hàng không lưỡng dụng tại sân bay Tân Sơn Nhất,  Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. HCM.

Văn bản nêu rõ: “Diện tích khu đất được giao là 100.000m2, trong đó, có điều chỉnh khu nhà ga quân sự do f370 quản lý là 2.450m2; Trung đoàn 918 quản lý là 1.078 m2”.

7 tháng sau đó, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ có văn bản số 3646/BTL – TM về việc phê duyệt “Dự án đầu tư Cảng hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt tại Tân Sơn Nhất”.

2 năm sau, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ tiếp tục có văn bản số 2112/QĐ – BTL về việc bàn giao 10ha đất quốc phòng sân bay Tân Sơn Nhất cho Vietstar.

Cụ thể, khu đất này phía Bắc giáp khu sân đỗ quân sự và đường lăn; phía Đông giáp với khu Hangar e917; phía Nam giáp đất quốc phòng Trung đoàn 918 và đường nội bộ; phía Tây giáp với đường vành đai sân bay (sơ đồ kèm theo).

Tại văn bản số 2143/BQP-TM ngày 20/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi Bộ GTVT tham gia góp ý đối với điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Bộ Quốc phòng đã đề xuất đưa vào quy hoạch khu vực hàng không lưỡng dụng với quỹ đất khá lớn, bao gồm các công trình: sân đỗ máy bay lưỡng dụng, nhà ga hàng không lưỡng dụng, cơ sở bảo dưỡng máy bay (hangar), các công trình phụ trợ.

Tiếp thu các nội dung đề xuất của Bộ Quốc phòng, ngày 7/9/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký ban hành Quyết định số 3193/QĐ-BGTVT “Về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Những nội dung trên cho thấy Bộ GTVT biết rõ về dự án nhà ga lưỡng dụng của Vietstar và biết rằng đây là phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất nhanh nhất, tiết kiệm nhất, phù hợp hoàn toàn với quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất.

Hơn nữa, phương án mở rộng sân bay của Vietstar năm 2016 trùng khớp hoàn toàn với phương án của tư vấn Pháp ADPi đề xuất với Chính phủ đầu năm 2018. Trùng khớp đến từng vị trí nhà ga, công suất nhà ga, từng đường giao thông kết nối khu sân bay mới với thành phố.

Từ năm 2010 đến nay, Vietstar đã chi hơn 632 tỷ VND cho dự án nhà ga hàng không lưỡng dụng T3. Đáng chú ý, tổng dự toán xây dựng nhà ga lưỡng dụng với công suất 9,8  triệu hành khách/năm của Vietstar chỉ 2.126 tỷ VND (đã được Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm định).

Nếu được phê duyệt, Vietstar sẽ hoàn thành xây dựng và đưa nhà ga vào hoạt động trong cuối năm trong 2020 nhờ đã có đất sạch, bộ máy quản lý dự án, nguồn vốn, hồ sơ thiết kế.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...