Xu thế chứng khoán ngày 6/2: Bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn

Nhà đầu tư được công ty chứng khoán khuyến nghị bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn và chỉ mua lại trong nhịp điều chỉnh sau đó hoặc khi rủi ro tạo đỉnh đã được giảm thiểu...

Xu thế chứng khoán ngày 6/2: Bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn
Xu thế chứng khoán ngày 6/2: Bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn

Chứng khoán ngày 5/2, VN-Index trong phiên giao dịch của tuần cuối trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán với diễn biến rất tích cực dưới ảnh hưởng nổi bật của nhóm cổ phiếu ngân hàng. , VN-Index đầu phiên tăng điểm nhẹ, đà tăng duy trì và tăng mạnh cuối phiên với thanh khoản gia tăng tốt. Kết phiên, VN-Index tăng 13,51 điểm (+1,15%) lên mức 1.186,06 điểm.

VN30 tích cực hơn tăng 22,60 điểm (+1,92%) lên mức 1.197,36 điểm vượt vùng giá cao nhất tháng 01/2024. HNX-Index kém tích cực hơn, giảm 0,28 điểm (-0,12%) về mức 230,28 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết tích cực với 340 mã tăng giá (8 mã tăng trần), 293 mã giảm giá (9 mã giảm sàn) và 148 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 20.644,9 tỷ đồng được giao dịch, vượt mức trung bình, trong đó khối lượng giao dịch VN30 tăng mạnh 33,49% so với phiên trước. Cho thấy thị trường phân hóa, dòng tiền ngắn hạn sau khi luân chuyển đột biến sang các mã vốn hóa trung bình tuần trước, lại gia tăng mạnh trở lại nhóm ngân hàng.

Khối ngoại gia tăng giao dịch mua ròng trên HOSE với giá trị 56,67 tỷ đồng, mua ròng ở nhóm ngân hàng; bán ròng khá mạnh trên HNX với giá trị 137,40 tỷ đồng.

Các cổ phiếu ngân hàng là động lực chính, dẫn dắt thị trường trong phiên hôm nay khi kéo các chỉ số chính VN-Index, VN30 vượt lên đường xu hướng giảm giá trung dài hạn kéo dài nối các vùng đỉnh quanh 1.550 điểm tháng 4/2022 và 1.255 điểm tháng 9/2023 đến nay, nổi bật như CTG (+6,94%), ACB (+5,90%), MBB (+5,52%), VIB (+4,69%), TCB (+3,95%)....

Trong khi đa số các nhóm ngành khác lại có diễn biến phân hóa mạnh hơn như trong nhóm bất động sản khu công nghiệp với các mã vẫn tăng giá tích cực D2D (+6,90%), SIP (+2,57%), GVR (+1,83%)... nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh ITA (-3,52%), BCM (-1,55%), DTD (-1,07%)...

Các cổ phiếu bất động sản cũng phân hóa tương tự với đa số chịu áp lực điều chỉnh như SGR (-4,29%), DLG (-3,51%), DRH (-2,66%)... ngoài các mã tăng giá CCL (+4,31%), CIG (+3,02%), KDH (+1,15%)...

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng phân hóa mạnh, đa phần các mã có xu hướng tích cực tập trung nhiều ở các mã có kết quả kinh doanh quý 4 cải thiện tốt như VTO (+1,92%), PVD (+1,62%), PVB (+0,99%)...Các nhóm ngành khác cũng có diễn biến phân hóa tương tự khi dòng tiền ngắn hạn luân chuyển từ các mã có chất lượng kém, kết quả kinh doanh không như kỳ vọng sang các mã chất lượng tốt hơn, kết quả kinh doanh tích cực hơn.

anh-chup-man-hinh-2024-02-05-luc-184623-6875.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Rung lắc có thể xảy ra, nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua đuổi

Chứng khoán SHS

Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, thị trường trong nhịp tăng đầu tiên để vận động trong kênh tích lũy rộng và hiện tại VN-Index đang dần tiệm cận cản tâm lý ngắn hạn 1.200 điểm một lần nữa. Với quan điểm tích cực SHS cho rằng vận động ngắn hạn của VN-Index sẽ hướng tới vùng cản tâm lý 1.200 điểm và có thể có rung lắc tích lũy thêm để gia năng nội lực trước khi có thể vượt qua ngưỡng cản này.

Về góc nhìn trung hạn, sau giai đoạn thị trường giảm sâu thì thị trường cần vận động để tiến tới vùng cân bằng mới và tích lũy lại, với biên độ giao động rộng nên thời gian hình thành nền mới sẽ kéo dài. Với những vận động của VN-Index trong thời gian qua xác nhận VN-Index đang dần vận động để hình thành kênh tích lũy rộng trung hạn 1.150 điểm - 1.250 điểm.

Hiện tại VN-Index đang tiệm cận cản 1.200 điểm và rất có thể sẽ có rung lắc và điều chỉnh, do đó khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua đuổi. Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang dần củng cố và hình thành nền tảng tích lũy nhưng quá trình này sẽ kéo dài, nhà đầu tư trung dài hạn hoàn toàn có thể giải ngân nhưng với quan điểm mua tích lũy dần vì thời điểm hình thành uptrend mới sẽ còn khá dài.

Bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index hồi phục nhẹ và giằng co trong phiên sáng trước khi bật tăng mạnh trong phiên chiều với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Phiên hôm nay đã gần đáp ứng được điều kiện của một mẫu nến marubozu (vẫn có một chút bóng nến phía trên), cho thấy sự áp đảo của bên mua và hàm ý cơ hội tiếp diễn của xu hướng tăng điểm.

Mặc dù vậy, VN-Index vẫn đang nằm trong tầm ảnh hưởng của vùng cản quanh 1185 (+-10) và rủi ro đảo chiều điều chỉnh cần được lưu ý trong những phiên tới. Kịch bản tạo đỉnh ngắn hạn chỉ được giảm thiểu nếu chỉ số có thể vượt qua được cận trên của vùng kháng cự mà không chịu một nhịp thoái lui rõ nét ngay sau đó.

Nhà đầu tư được khuyến nghị bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn và chỉ mua lại trong nhịp điều chỉnh sau đó hoặc khi rủi ro tạo đỉnh đã được giảm thiểu.

Thực hiện hóa lợi nhuận khi VN-Index tiến tới mốc kháng cự 1.200 – 1.210 điểm

Chứng khoán Kiến Thiết (CSI)

Tuy đã sát ngày nghỉ tết Nguyên Đán, nhưng chứng trường Việt lại có một phiên giao dịch rất sôi động trong ngày đầu tuần hôm nay. Dòng cổ phiếu bứt phá mạnh mẽ trong phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu ngân hàng (+2,64%) với rất nhiều mã tăng điểm ấn tượng như: CTG (+6,94%), MBB (+5,52%), VIB (+4,96%)…, thậm chí còn có ACB (+5,9%) thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.

Bên cạnh tăng cao về biên độ thì thanh khoản cũng là điểm nhấn đáng ghi nhận khi giao dịch khớp lệnh ở mức cao, khối lượng khớp lệnh phiên hôm nay vượt mức trung bình 20 phiên (+11,15%). Đây là tín hiệu tích cực cho thấy đà tăng vẫn tiếp tục có tín hiệu duy trì trong các phiên tới và khả năng cao sẽ nhanh chóng tiếp cận mức kháng cự (1.200 – 1.210) điểm.

Mặc dù vậy, CSI cho rằng mức kháng cự này ở thời điểm hiện tại đang rất gần, nên dù tín hiệu ngắn hạn khá lạc quan, song điểm mua mới vẫn tiềm ẩn rủi ro khi cổ phiếu về tài khoản. Vì vậy, CSI duy trì quan điểm căn bán, thực hiện hóa lợi nhuận khi VN-Index tiến tới mốc kháng cự trên.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Chậm nộp báo cáo tài chính và lỗ triền miên, loạt cổ phiếu HBC, POM và HNG đối diện “án” huỷ niêm yết

Chậm nộp báo cáo tài chính và lỗ triền miên, loạt cổ phiếu HBC, POM và HNG đối diện “án” huỷ niêm yết

Theo HOSE, cổ phiếu HBC và POM có khả năng bị hủy niêm yết do chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp. Còn cổ phiếu HNG có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 của công ty tiếp tục có kết quả kinh doanh thua lỗ...

Kỳ lân công nghệ VNG nối dài chuỗi 3 năm lỗ liên tiếp

Kỳ lân công nghệ VNG nối dài chuỗi 3 năm lỗ liên tiếp

Tính chung cả năm, VNG ghi nhận hơn 8.608 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 10% so với năm trước. Tuy vậy, chi phí hoạt động lớn và lỗ thêm trong các công ty liên kết đẩy doanh nghiệp vào tình trạng lỗ sau thuế hơn 756 tỷ đồng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp kỳ lân công nghệ VNG báo lỗ...

Tháng 1/2024: Sàn HOSE sở hữu 41 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD

Tháng 1/2024: HOSE có 41 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

Đến hết tháng 1/2024, trên HOSE có 41 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm