Xu thế chứng khoán ngày 7/4: Nên chốt lời hơn là mở vị thế mua mới

Các nhịp hồi trong các phiên tới sẽ là thời điểm nhà đầu tư tận dụng để chốt lời hơn là mở thêm vị thế mua mới…
chứng khoán ngày

Chứng khoán ngày 6/4, VN-Index tiếp tục nỗ lực tăng điểm lên vùng giá 1.085 điểm trong hầu hết phiên, tuy nhiên trái ngược diễn biến phiên trước áp lực bán bất ngờ gia tăng mạnh đột biến sau 14h15 khiến cho chỉ số quay đầu và kết phiên giảm 9,95 điểm (-0,92%) về mức 1.070,91 điểm, với thanh khoản gia tăng mạnh. Áp lực bán mạnh tại nhiều mã dẫn đến độ rộng thị trường tiêu cực với 209 mã giảm điểm (02 mã giảm sàn), 194 mã tăng điểm (08 mã tăng trần) và 47 mã tham chiếu. 

HNX-Index giảm 1,15 điểm (-0,54%) xuống 211,43 điểm, độ rộng vẫn tích cực với 88 mã tăng điểm (09 mã tăng trần), 74 mã giảm điểm (05 mã giảm sàn) và 62 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết tăng khá đột biến dưới áp lực bán mạnh với với 17.871,98 tỷ đồng, tăng 19% so với phiên trước và là mức cao nhất trong 02 tháng trở lại đây. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trở lại trên HOSE với giá trị 227,15 tỷ đồng và tăng bán ròng trên HNX với 15,39 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán chịu áp lực chốt lãi mạnh sau giai đoạn tăng giá tốt như VIX (-5,40%), AGR (-4,95%), MBS (-4,76%), CTS (-4,62%), FTS (-4,10%)....Tương tự với nhóm cổ phiếu khu công nghiệp như SZC (-4,44%), KBC (-4,20%), DTD (-3,45%), IDC (-3,10%).

Nhóm cổ phiếu bất động sản dòng tiền có tính chất xoay vòng đầu cơ ngắn hạn, phân hóa như L14 (+9,89%), NVL (+3,11%), DIG (+2,58%)... DRH (-6,96%), DXG (-4,38%), HDC (-3,28%) với thanh khoản đột biến và rủi ro chịu áp lực bán mạnh trong vùng quá mua ngắn hạn.

Nhóm ngân hàng nhiều mã cũng chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản trên mức trung bình như LPB (-3,22%), STB (-2.29%), VIB (-2,10%), SHB (-1,73%)...

Trong khi đó với dòng tiền và thanh khoản vẫn có sự gia tăng vào các mã, nhóm mã có tính chất đầu cơ, thị giá thấp, chưa tăng nhiều như  PAS (+7,32%), IBC (+6,90%), QCG (+6,86), TCD (+6,04%), APH (+5,89%), TVB (+5,05%)...

Vùng kháng cự 1.085 – 1.095 điểm sẽ làm khó chỉ số 

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Chứng khoán ngày 6/4, VN-Index đóng cửa với cây nến dạng bearish marubozu bao phủ cho thấy áp lực điều chỉnh mạnh khi chỉ số chạm vùng kháng cự ngắn hạn. Đà giảm phiên hôm nay tập trung về cuối phiên và chủ yếu là do áp lực chốt lời từ nhóm ngành tăng mạnh nhịp vừa qua. 

Các cú điều chỉnh sốc và nhanh chóng như hiện tại đã được cảnh báo từ trước ghi chỉ số tăng điểm để lộ khoảng gap trước đó. Dự báo trong phiên chứng khoán ngày mai, chỉ số dự báo sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ ngắn hạn của xu hướng tăng giá ở quanh vùng 1.055 – 1.065 điểm và kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại từ vùng giá này. 

Vùng kháng cự quanh mức 1.085 – 1.095 điểm phía trên dự báo sẽ làm khó chỉ số trong một vài phiên tới và nhịp điều chỉnh hiện tại là cơ hội cho nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục. Xu hướng tăng giá ngắn hạn của chỉ số vẫn còn và dự báo vẫn sẽ tiếp diễn.

Xu thế của thị trường hiện tại là tăng giá nên các nhịp rung lắc hay điều chỉnh sắp tới đều là cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Các nhóm ngành đang tỏ ra vượt trội so với thị trường hiện tại là bất động sản, chứng khoán và nhóm ngân hàng vừa và nhỏ.

Chờ đợi mua vào ở những nhịp rung lắc

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, chứng khoán ngày 6/4 VN-Index kết phiên tạo nến marubozu giảm điểm sau chuối phiên đi ngang liên tiếp quanh vùng 1.080 điểm. Trên cả khung đồ thị giờ và ngày, chỉ báo RSI đều đã chính thức tạo đỉnh với thanh khoản bán chủ động gia tăng mạnh, thể hiện tâm lý chốt lời ngắn hạn tại vùng kháng cự. 

Tuy nhiên, việc các chỉ báo mới hình thành 1 đỉnh tại khung đồ thị ngày cho thấy đây có thể chỉ là nhịp điều chỉnh ngắn hạn, tuy nhiên mức độ giảm điểm có thể sẽ vẫn là khá lớn do bối cảnh chung hiện tại thiếu vắng thông tin hỗ trợ trên thị trường. 

Vùng hỗ trợ gần nhất là 1.050 điểm. Khuyến nghị các nhà đầu tư nên thuận theo xu hướng ngắn hạn trên thị trường và chốt lời một phần các cổ phiếu đã đạt lợi nhuận . Bên cạnh đó, nâng cao tỉ trọng tiền mặt để chờ đợi mua vào ở những nhịp rung lắc điều chỉnh giảm mạnh có thể sẽ xuất hiện trong những phiên tới.

Nên tận dụng chốt lời hơn là mở vị thế mua mới

Chứng khoán MB (MBS)

Tóm lại, tín hiệu chốt lời ngắn hạn đã rõ nét hơn cho đến phiên chứng khoán ngày hôm nay, ở 3 phiên trước thanh khoản cũng ở mức cao nhưng chỉ số VN-Index vẫn không thể dứt điểm được vùng cản quanh 1.082 điểm. 

Với thanh khoản đang ở mức cao nhất hơn 2 tháng qua, thị trường có thể hấp thụ được lượng hàng chốt lời ngắn hạn. Tuy vậy với tín hiệu giảm dứt khoát ở những phút cuối phiên cũng như trong phiên ATC thì các nhịp hồi trong các phiên tới sẽ là thời điểm nhà đầu tư tận dụng để chốt lời hơn là mở thêm vị thế mua mới.

Sẽ tiếp tục trải qua những phiên rung lắc

Chứng khoán BIDV (BSC)

VN-Index đột ngột giảm điểm ở cuối phiên chứng khoán ngày 6/4 sau khi giằng co trong vùng 1.078-1.080. Chỉ số kết phiên tại mốc 1.070,91, giảm hơn 9 điểm so với phiên hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 18/19 ngành giảm điểm, trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về ngành dịch vụ tài chính. 

Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên quả 2 sàn HOSE và HNX. Trong những phiên giao dịch chứng khoán ngày tới, VN-Index có thể sẽ tiếp tục trải qua những phiên rung lắc, 1.060-1.065 sẽ là vùng hỗ trợ tiếp theo nếu chỉ số tiếp tục điều chỉnh.

Chịu áp lực bán mạnh tại 1.080 điểm

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS)

VN-Index được giao dịch trong biên độ hẹp trong phiên sáng ngày 6/4, nhưng về gần cuối phiên chiều áp lực bán xuất hiện áp đảo, khiến VN-Index tụt dốc nhanh chóng. Điều đó khiến chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, ghi nhận giảm gần 10 điểm tương ứng với 0,9% và dừng chân tại mốc 1,070 điểm.

Pha giảm điểm kèm theo thanh khoản lớn khiến cho điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index giảm mạnh từ mức dương 7 điểm xuống còn dương 4 điểm nhưng vẫn giữ được trạng thái ngắn hạn là khả quan. Hệ số P/E của VN-Index đang ở mức 14,6x. 

Về tín hiệu kỹ thuật, VN-Index chịu áp lực bán mạnh khi ở quanh ngưỡng kháng cự ngắn hạn tại 1.080 điểm. 

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được ThuonggiaOnline trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...