Xu thế chứng khoán tuần 26-30/12: VN-Index duy trì trạng thái rung lắc giằng co

Chỉ số VN-Index vẫn đang trong xu hướng giảm ngắn hạn, tuy nhiên dòng tiền vẫn xuất hiện trong các đợt điều chỉnh. Chứng khoán tuần tới, chỉ số VN-Index có thể sẽ duy trì trạng thái rung lắc giằng co như hiện tại.

Chứng khoán tuần 19-23/12, thị trường lại điều chỉnh so với tuần trước đó. Thanh khoản trong tuần qua suy giảm so với tuần trước đó nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 20 tuần gần nhất.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 32,14 điểm (-3,1%) xuống 1.020,34 điểm, HNX-Index giảm 7,69 điểm (-3,6%) xuống 205,3 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 1,8% so với tuần trước đó xuống 69.833 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 1,4% lên 4.012 triệu cổ phiếu. 

Giá trị giao dịch trên HNX giảm 9,5% xuống 6.245 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 9,7% xuống 449 triệu cổ phiếu.

Thị trường điều chỉnh trong tuần qua khiến cho phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều sụt giảm.

Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu giảm mạnh nhất với 7,5% giá trị vốn hóa. Với các cổ phiếu tiêu biểu thuộc ngành con tài nguyên cơ bản như HPG (-10%), HSG (-12,6%), NKG (-12,1%)... và ngành con hóa chất như DGC (-9,4%), DCM (-3,8%), CSV (-10,1%)...

Cổ phiếu ngành công nghiệp giảm mạnh thứ hai với 5% giá trị vốn hóa, chủ yếu do sự sụt giảm của các doanh nghiệp thuộc ngành vật liệu và xây dựng như VCG (-13,8%), VGC (-13,9%), HUT (-15,4%), LCG (-11,7%), HBC (-11,8%), L14 (-20,8%)...

Ngành tài chính giảm 4,3% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu thuộc ngành con bất động sản như NVL (-17%), PDR (-10%), HPX (-19,7%), VIC (-5,7%)... đều giảm. Ngành con chứng khoán cũng giảm với SSI (-10,7%), HCM (-8,4%), VND (-12,8%), VCI (-11,5%), FTS (-13,8%)...

Cổ phiếu tiện dịch vụ tiêu dùng giảm 4,4% giá trị vốn hóa. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm của các cổ phiếu thuộc ngành con bán lẻ như MWG (-4,3%), PNJ (-3,8%), DGW (-12,2%)...; ngành con hàng không như VJC (-1,3%), HVN (-10,3%)...

Các nhóm ngành còn lại đều suy giảm như tiện ích cộng đồng (-2,8%), ngân hàng (-1,4%), dược phẩm và y tế (-1,2%), dầu khí (-0,8%), hàng tiêu dùng (-0,6%), công nghệ thông tin (-0,2%)...

Khối ngoại có tuần mua ròng thứ bảy liên tiếp trên hai sàn với tổng cộng giá trị mua ròng đạt 1.343,03 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, VPD là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 26,6 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, EIB là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 58,4 triệu cổ phiếu.

Dưới đây là nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần 26-30/12.

chứng khoán tuần

Duy trì trạng thái rung lắc giằng co

Chứng khoán SSI (SSI)

VN-Index tiếp diễn trạng thái giằng co, đóng cửa nhẹ dưới tham chiếu, đạt 1.020 điểm (-0,2%). Sắc đỏ chiếm ưu thế tại các nhóm vốn hóa. Chỉ số VN30 kết phiên giảm 0,4%, đạt 1.034 điểm, với 12 mã tăng và 16 mã giảm, trong đó giao dịch tốt hơn mặt bằng chung có thể kể đến VHM, FPT, POW và PDR.

Thanh khoản thu hẹp đáng kể trong bối cảnh thị trường chủ yếu đi ngang trong ngắn hạn, bên cạnh hiệu ứng từ kỳ nghỉ lễ. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt hơn 9 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại vẫn là điểm sáng của thị trường khi nhóm này mua ròng hơn 235 tỷ đồng trên HOSE

Chỉ số VN-Index vẫn đang trong xu hướng giảm ngắn hạn, tuy nhiên dòng tiền vẫn xuất hiện trong các đợt điều chỉnh trong phiên. Chứng khoán tuần tới, chỉ số VN-Index có thể sẽ duy trì trạng thái rung lắc giằng co hiện tại cho đến khi xác nhận xu thế mới bằng cách chinh phục trở lại ngưỡng MA 20 ngày hoặc phá vỡ MA 50 ngày.

Đối mặt rủi ro giảm điểm

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Trong tuần, VnIndex giảm 4 phiên, với chỉ số VnIndex giảm -32,41 điểm, tương ứng -3,05% xuống 1020,34 điểm, với 77 mã tăng và 303 mã giảm điểm. VHM, MSN và STB là 3 mã đóng góp tích cực nhất cho chỉ số, tác động lần lượt +0,55, +0,54 và +0,33. Giá trị giao dịch trên sàn trung bình đạt 13.938,86 tỷ VNĐ.

Cùng chung diễn biến là HnxIndex với 4 phiên giảm, tuần vừa rồi chỉ số giảm -7,69 điểm, tương đương -3,61% xuống 205,3 điểm ghi nhận 69 mã tăng và 177 mã giảm. 

Về quan điểm đầu tư, thị trường chứng khoán tuần tới vẫn đối mặt rủi ro giảm điểm khi dòng tiền nội suy yếu trong bối cảnh hoạt động mua ròng của khối ngoại đang có dấu hiệu chững lại. 

Nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi thêm các điểm mua tốt hơn khi thị trường giảm điểm. Hoạt động mua có thể xem xét giải ngân từng phần khi Vn-Index kiểm định vùng hỗ trợ 1000-1010 điểm. Tăng tỷ trọng tại 970-992 điểm.

Dao động giữa MA5, MA10 tại 1025-1035 điểm

Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của chỉ số VNMidcap chuyển xuống mức tiêu cực để tương đồng với tín hiệu của các chỉ số còn lại. Trong khi đó, tín hiệu kỹ thuật trung hạn của VN-Index, VN30, VNMidcap vẫn được giữ ở mức trung tính.

Dự báo chứng khoán tuần tới, thị trường có thể duy trì biến động hẹp với nền tảng thanh khoản duy trì ở mức thấp. Chỉ số đại diện VN-Index có thể sẽ dao động giữa kháng cự MA5, MA10 tại 1025-1035 điểm với hỗ trợ MA50 tại vùng 1010-1015 điểm. 

Tuy nhiên, nếu thanh khoản gia tăng khiến VN-Index giảm xuống dưới 1010 điểm, chỉ số sẽ phát tín hiệu giảm điểm về hỗ trợ gần nhất quanh 985 điểm. Ngược lại, nếu lực mua đủ mạnh giúp VN-Index vượt qua mốc 1035 điểm, chỉ số sẽ có thể khôi phục lại đà tăng điểm để hướng lên vùng kháng cự mạnh quanh 1100 điểm.

Nhà đầu tư nên lùi lại chờ diễn biến giao dịch

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường vẫn đang trong trạng thái thăm dò cung cầu trong biên độ 1.010-1.033 và tạm thời chưa thể chinh phục vùng cản ngắn hạn 1.030-1.035 điểm. Động thái hỗ trợ và nâng đỡ của dòng tiền tiếp tục diễn ra và giúp thị trường hồi phục nhanh vào cuối phiên. 

Dự kiến chứng khoán tuần tới sẽ tiếp tục dao động thăm dò tại vùng 1.010 – 1.035 điểm của VN-Index trong thời gian gần tới trước khi có tín hiệu rõ nét hơn. Do đó, nhà đầu tư nên chậm lại và chờ diễn biến giao dịch tại vùng cản 1.030-1.035 điểm trong thời gian gần tới để đánh giá lại trạng thái cung cầu của thị trường. 

Khả năng cao sẽ tích cực

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết tuần tạo nến spinning top cho thấy thị trường vẫn đang có xu hướng lưỡng lự, giằng co. Tuy nhiên tại khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo quan trọng là MACD và RSI cũng đã tạo đáy và hướng lên trở lại báo hiệu việc thị trường khả năng cao sẽ tích cực hơn trong các phiên tới. 

Với diễn biến hiện tại khi thanh khoản đã xuống mức thấp,VN-Index sẽ rung lắc cũng như có thể có sự phân hóa rõ nét hơn giữa các nhóm ngành để tìm điểm cân bằng trước khi quay trở lại xu hướng tăng điểm mới. Khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục giữ tâm lý thận trọng, chỉ giải ngân khi thanh khoản mua chủ động quay trở lại rõ ràng xét trên từng cổ phiếu riêng lẻ.

Đặc biệt là những cổ phiếu đã ổn định được mặt bằng giá và giữ được trạng thái tích lũy trong nhiều phiên liền trước như ngân hàng, chứng khoán.

Có thể gia tăng vị thế nhưng khống chế mức an toàn

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chứng khoán cuối tuần,VN-Index trải qua một nhịp giảm điểm giằng co trong phiên trước khi hồi phục và lấy lại một phần điểm số đã mất về cuối phiên. Về mặt tổng thể, chỉ số tiếp tục vận động đi ngang trong biên độ hẹp và phiên giao dịch không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt xu hướng. 

Mặc dù vậy, chứng khoán tuần tới VNIndex nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh giằng co với vùng hỗ trợ gần được đặt quanh 100x. Nhà đầu tư có thể gia tăng một phần vị thế ngắn hạn khi các cổ phiếu mục tiêu về lại ngưỡng hỗ trợ nhưng khống chế tỷ trọng ở mức an toàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...