Hầu hết những yếu tố tiêu cực như đồng USD tăng mạnh, chính sách kiểm soát COVID-19 chặt chẽ của Trung Quốc và khủng hoảng thiếu chip đang dần biến mất, dẫn đến triển vọng lợi nhuận tốt hơn.
Trong số đó, việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại được cho là xúc tác lớn nhất. Mặc dù chỉ số chứng khoán của khu vực có thể vượt trội hơn so với chỉ số S&P 500 dựa theo các cuộc khảo sát, nhưng sẽ chưa thể quay lại mức đỉnh của năm 2021. Bên cạnh đó, vẫn có tâm lý thận trọng đối với rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
Một điều quan trọng cần lưu ý là các chuyên gia chứng khoán có xu hướng lạc quan trong năm mới. Các dự đoán cho năm 2022 cũng từng rất lạc quan vì một số nhà phân tích Phố Wall đã khuyến nghị mua cổ phiếu Trung Quốc.
Mặc dù vậy, có rất nhiều thách thức trong năm tới bất chấp mọi sự lạc quan, với những lo ngại về thời gian và mức độ mở cửa trở lại của Trung Quốc là mối lo chính.
Cũng sẽ có nhiều rủi ro trên toàn cầu khi các nhà đầu tư theo dõi các lỗi chính sách tiềm ẩn của Cục Dự trữ Liên bang (FED) và sự gián đoạn liên tục trong nguồn cung nông nghiệp do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine.
Havard Chi, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty hoạt động Quarz Capital Asia Singapore Pte cho biết: "Thiên nga đen trong năm tới là nguy cơ FED lại quá muộn về động thái nhìn nhận chính sách, nhưng lần này là cắt giảm lãi suất".
Tuy nhiên, nhìn chung, ông vẫn lạc quan về chứng khoán châu Á và dự đoán rằng Chỉ số MSCI châu Á -Thái Bình Dương có thể tăng 10% - 15% vào cuối năm 2023, nhờ cải thiện định giá và lợi nhuận.