Gập ghềnh tăng vốn ở ABBank

Trong khi các ngân hàng nhóm nhỏ tăng vốn rất nhanh, thì hành trình tăng vốn điều lệ của ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) lại khá nhọc nhằn. Mỗi đợt tăng vốn cũng chỉ tăng “nhỏ giọt” vài trăm tỷ đồng n
Gập ghềnh tăng vốn ở ABBank

Trong khi các ngân hàng nhóm nhỏ tăng vốn rất nhanh, thì hành trình tăng vốn điều lệ của ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) lại khá nhọc nhằn. Mỗi đợt tăng vốn cũng chỉ tăng “nhỏ giọt” vài trăm tỷ đồng nhờ vào nguồn chia cổ tức, cổ phiếu thưởng, bán cho nhà đầu tư nước ngoài.

ABBank từng được đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng, quản trị tốt khi có sự tham gia của cổ đông IFC và Maybank. Hồi năm 2010, lãnh đạo ngân hàng này cũng từng chia sẻ sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 30-40%, duy trì nhịp độ tăng vốn hợp lý và hướng đến mục tiêu trở thành một trong 10 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Dưới thời điều hành của nhóm cổ đông lớn Geleximco, lợi nhuận của ngân hàng lại “lao dốc”… Tăng vốn “nhỏ giọt” Các đợt tăng vốn trước đây của ABBank đều phụ thuộc chủ yếu vào nội lực như lợi nhuận kinh doanh, thặng dư vốn cổ phần cùng với chào bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2009, ABBank đã thực hiện hai đợt tăng vốn điều lệ. Cụ thể, đợt 1 tăng vốn từ 2.705 tỷ đồng lên 2.850 tỷ đồng, bằng nguồn chi trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5,39% và phát hành bổ sung cho Maybank để đảm bảo sở hữu 15% vốn ngân hàng. Sau đó, đợt 2 tăng vốn từ 2.850 tỷ đồng lên 3.482,5 tỷ đồng nhờ phát hành 63,23 triệu cổ phiếu ABB. Trong đó, ngân hàng phát hành 17,8 triệu cổ phiếu cho Maybank với giá 20.000 đồng/CP để cổ đông này tăng sở hữu lên 20%, còn lại 45,42 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 15% (lấy từ nguồn thặng dư vốn cổ phần). Kế hoạch này đã thực hiện suôn sẻ với các mốc lịch sử đáng nhớ: Tháng 7/2009, nâng vốn điều lệ lên mức 2.850 tỷ đồng và tháng 12/2009 đạt 3.482 tỷ đồng.   Trước áp lực nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, ABBank vẫn miệt mài chạy đua tăng vốn điều lệ. Trong hai năm (2010-2011), ngân hàng thực hiện thêm hai đợt phát hành để nâng vốn với tổng vốn tăng thêm 718 tỷ đồng. Cụ thể, phát hành cho cổ đông hiện hữu 34,82 triệu cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần (tỷ lệ 10%), nâng vốn lên 3.830 tỷ đồng vào tháng 12/2010. Năm 2011, ngân hàng phát hành gần 37 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 9,85%, để tăng vốn lên 4.200 tỷ đồng. Với những đợt tăng vốn liên tục bằng nội lực, cổ phiếu ABB thời điểm đó thực sự có giá, thu hút nhiều nhà đầu tư “ôm” số lượng lớn với kỳ vọng giá sẽ tăng “phi mã”. Thế nhưng, năm 2011 cũng là năm kết quả kinh doanh của ABBank có dấu hiệu đi xuống với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 307 tỷ đồng, giảm 38% so với năm 2010, chỉ hoàn thành 60% kế hoạch. Lý do, tín dụng tăng trưởng lẹt đẹt chỉ 0,2%, tiền gửi của khách hàng giảm tới 13,6%. Đây cũng là thời điểm ông Nguyễn Văn Bình nhận “ghế nóng” Thống đốc và khởi động đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng quyết liệt, tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, hối thúc tăng vốn thực chất, đẩy nhanh sáp nhập, mua lại 0 đồng, bóc dần sở hữu chéo, vốn ảo… Cuộc đua tăng vốn lại “nóng” lên, song đi vào tăng vốn bằng tiền thật. Đại hội cổ đông năm 2012 của ABBank lại tiếp tục xem xét, thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 800 tỷ đồng, lên gần 5.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, ngân hàng phát hành cổ phiếu chuyển đổi cho số trái phiếu 600 tỷ đồng cho nhà đầu tư IFC và Maybank, phát hành 20 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Song đến năm 2013, ABBank mới chỉ tăng vốn thành công lên 4.797 tỷ đồng nhờ chuyển đổi trái phiếu cho cổ đông ngoại. Khắc phục tồn đọng Ngân hàng cũng đặt ra các chỉ tiêu rất cao, cụ thể:_dư nợ tín dụng tăng 15%, huy động vốn tăng 53%, lợi nhuận trước thuế tăng 87% so với 2011 đạt 750 tỷ đồng và tỉ lệ nợ xấu dưới mức 3%… Kết quả, lợi nhuận năm 2012 đạt 528 tỷ đồng, nợ xấu ở mức 2,3%. Suốt từ đó đến nay, ABBank đã phải tạm gác lại kế hoạch tăng vốn để tập trung thực hiện tái cơ cấu, xử lý những tồn đọng theo kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vào các năm 2012 và 2014. Đáng nói, tỷ lệ nợ xấu năm 2013 bất ngờ tăng lên 4,8% dư nợ, sau nỗ lực xử lý thu hồi, bán nợ cho VAMC thì nợ xấu mới giảm về 2,7% vào cuối năm 2014. Đến cuối năm 2015, ngân hàng mới cơ bản khắc phục được toàn bộ kiến nghị nên được NHNN chấp thuận cho phép tự tái cơ cấu. Năm 2014-2015, kết quả kinh doanh của ABBank đã bị sụt giảm đáng kể, trong đó lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 151 tỷ đồng và 108 tỷ đồng (giảm 20%), dù tín dụng tăng trưởng rất cao tới 36%. Cùng với hoạt động tái cơ cấu, khắc phục tồn đọng, ABBank còn có sự biến động về cổ đông lớn khi Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN buộc phải thoái vốn 17% khỏi đây. Do thị trường chứng khoán suy giảm, nên việc thoái vốn bán cổ phần ABB cũng không dễ dàng. Mãi đến cuối năm 2015, EVN mới bán được 40 triệu cổ phần trong tổng số 81,6 triệu cổ phần thoái vốn. Với giá 10.000 đồng/CP, EVN thu về được cho Nhà nước khoảng 400 tỷ đồng. Còn ở thời điểm này, giá cổ phiếu ABB liên tục sụt giảm, giao dịch ở mức 4.300-5.500 đồng/CP, tức “bốc hơi” tới 50% thị giá thì EVN cũng khó lòng thoái vốn được. Trong khi EVN vẫn loay hoay “mắc kẹt” thoái vốn thì ABBank tiếp tục tái khởi động kế hoạch tăng vốn khi mới đây được chấp thuận tăng vốn lên 5.320 tỷ đồng (nhờ chia 52 triệu cổ phiếu thưởng). Năm 2016, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn với tín dụng tăng 10%, song do chi phí dự phòng rủi ro rất lớn nên lợi nhuận sau thuế chỉ còn 150 tỷ đồng.

Hải Hà

Theo Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm