GPbank “hao hụt” bao nhiêu vốn?

Thực trạng tài chính, vốn điều lệ và số phận của GPbank sẽ được định đoạt tại Đại hội cổ đông bất thường ngày 20/6 tới đây?
GPbank “hao hụt” bao nhiêu vốn?

Một phương án được đề xuất là cổ đông ngân hàng phải bổ sung cho đủ mức vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Hoặc, sẽ bị Ngân hàng Nhà nước đứng ra xử lý như đã làm với 2 ngân hàng vừa qua.

Theo những tài liệu công bố trước Đại hội  cổ  đông,  cổ đông GPBank và nhà đầu tư sẽ được quyền mua cổ phần  phát  hành  riêng lẻ,  sao  cho  đủ  mức  vốn điều  lệ  tối  thiểu.  Hiện tại,  GPBank  không  đáp ứng đủ các điều kiện để chào  bán  chứng  khoán ra  công  chúng  theo  quy định,  như:  có  lãi  ở  năm liền trước năm chào bán, không  có  lỗ  lũy  kế  đến năm  đăng  ký  chào  bán (Khoản  1  Điều  12  Luật Chứng khoán).

“Lỗ kỹ thuật”?
Việc bổ sung vốn điều lệ nhằm “đảm bảo nguồn vốn  cho  hoạt  động  kinh doanh và giá trị thực của vốn  điều  lệ  tối  thiểu  là 3.000 tỷ đồng”. Trong khi đó, từ năm 2010, GPBank đã  đạt  mức  vốn  điều  lệ 3.018  tỷ  đồng.  Những thông  tin  hé  mở  này đang đặt ra nghi ngại là GPBank  đã  bị  thua  lỗ, mất vốn điều lệ.
Được  biết,  GPBank nằm  trong  nhóm  9  ngân hàng  đầu  tiên  phải  thực hiện  tái  cơ  cấu,  và  suốt thời  gian  qua,  đã  hoạt động  dưới  sự  giám  sát chặt  chẽ  và  hỗ  trợ  của NHNN. Cuối năm 2011, tổng tài  sản  đạt  hơn  35.000 tỷ  đồng,  huy  động  vốn từ thị trường 1 là 22.000 tỷ  đồng,  tín  dụng  đạt 11.000  tỷ  đồng.  Lợi nhuận  trước  thuế  đạt 450 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm tích  cực  xuống còn 1,5% dư nợ Nguồn  tin  riêng  từ Ban điều hành GPBank xác  nhận,  “hoạt  động ngân  hàng  đã  bị  lỗ nhiều  nhưng  chỉ  là… lỗ  kỹ  thuật”.
Lãnh  đạo này  giải  thích,  lỗ  kỹ thuật  hình  thành  do việc định giá tài sản và hoạt  động  kinh  doanh mất  cân  đối  khi  vẫn huy  động  vốn,  song không  cho  vay  ra.  Hay nói  cách  khác,  không có mở rộng kinh doanh, không tăng tín dụng thì không thể có nguồn thu đảm bảo đủ cân đối thu chi, nên chuyện lỗ là… đương nhiên! Về  vấn  đề  định  giá tài  sản,  do  cách  xác định  tài  sản  tại  thời điểm nhất định nên dẫn tới giảm số liệu trên sổ sách.
“Ngân hàng không tăng  dư  nợ,  nợ  tốt  đã trả  hết,  chỉ  còn  những khoản nợ xấu và vẫn có tài sản đảm bảo, chủ yếu là bất động sản. Tại thời điểm  định  giá,  tài  sản không  có  thanh  khoản được xác định giá trị là 0  đồng.  Còn  trên  thực tế,  các  tài  sản  vẫn  có giá trị”- vị này giải thích và cho rằng lỗ ngắn hạn không hề đáng lo và “có biện pháp xử lý hết”.
Hai kịch bản
Tại Đại hội cổ đông bất  thường  sắp  tới,  bên cạnh cổ đông hiện hữu, GPBank  cũng  kêu  gọi các  nhà  đầu  tư  bên ngoài  quan  tâm,  góp vốn  và  gắn  bó  lâu  dài với  hoạt  động  ngân hàng. Đây sẽ là cổ đông chiến  lược  giúp  ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy  vậy,  một  “đầu bài”  khó  đặt  ra  là  nhà đầu  tư  phải  mua  cổ phần GPbank phát hành thêm  bằng  tiền  mặt, nộp tiền trong vòng 15 ngày  khi  có  thông  báo nộp  tiền,  có  tài  chính lành mạnh, nguồn tiền hợp  pháp… 
Việc  sử dụng  vốn  ủy  thác,  vốn huy  động  hay  vay  vốn từ tổ chức, cá nhân khác để mua cổ phần không được chấp nhận. Có  hai  kịch  bản  có thể  xảy  ra  tại  ĐHCĐ bất thường của GPBank, một  là  cổ  đông  và  nhà đầu  tư  góp  vốn,  đảm bảo  đủ  mức  vốn  tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Hai là,  phương  án  bổ  sung vốn  thất  bại  thì  NHNN có  thể  tuyên  bố  mua lại  ngân  hàng  0  đồng các cổ đông sẽ mất trắng như  đã  làm  với  VNCB, OceanBank.  Hay  nói cách khác, GPbank đứng trước  nguy  cơ  bị  “quốc hữu hóa” nếu không đáp ứng được những nội dung như  “đầu  bài”  đặt  ra  tại ĐHCĐ bất thường.
Theo  một  số  chuyên gia,  các  ngân  hàng  bị mua  lại  0  đồng  gây  sốc cho  cổ  đông,  thị  trường, nhưng  là  biện  pháp  cần thiết  để  tái  cơ  cấu  ngân hàng, giúp hoạt động tốt hơn.  Và  khi  “sức  khỏe” được cải thiện tốt hơn thì các  ngân  hàng  quy  mô nhỏ lại rất có giá. Trường  hợp  của GPBank lại khác hẳn với Oceanbank và VNCB (có vi  phạm  nghiêm  trọng trong  hoạt  động  kinh doanh)  –  khi  ngân  hàng này  đã  chủ  động  tái  cơ cấu, nỗ lực tìm kiếm đối tác chiến lược để hợp tác. Nợ xấu cũng đã được cải thiện tích cực, kiểm soát nợ  xấu  mới,  duy  trì  ổn định  hoạt  động… 
Khoản tiền  gửi  của  khách  hàng đều được mua bảo hiểm. GPBank đã được “5-7 ngân  hàng  nước  ngoài” nhắm  tới  và  muốn  mua. Trong  đó,  Ngân  hàng UOB  (Singapore)  rất  tha thiết  mua  GPBank  vì đánh  giá  những  giá  trị thực  sự  của  ngân  hàng như hệ thống mạng lưới, thế  mạnh,  tài  sản…  Điều này  cho  thấy  sức  hấp dẫn  của  ngân  hàng  quy mô nhỏ, được Ngân hàng Nhà  nước  trực  tiếp  tiến hành tái cơ cấu.

Theo Hải Hà/TBKD

Có thể bạn quan tâm