Ứng dụng công nghệ trong khởi nghiệp: “Lớn” đến đâu, đầu tư đến đó!

Quy mô doanh nghiệp phát triển đến đâu thì đầu tư đến đó một cách phù hợp linh hoạt theo nhu cầu và tiềm lực. Hơn nữa, đối với các startup, tư duy công nghệ quan trọng hơn ứng dụng các công nghệ cụ th
Ứng dụng công nghệ trong khởi nghiệp: “Lớn” đến đâu, đầu tư đến đó!

 Là một startup với mục tiêu hướng tới việc phân phối thực phẩm sạch ra thị trường, HelloMam vừa nhận được cam kết đầu tư lên đến 4 triệu USD từ Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM). Nguồn vốn này dự kiến sẽ được đầu tư mạnh hơn vào các hệ thống cơ bản như hạ tầng hiện đại, công nghệ, kiểm soát chất lượng, nguồn cung cấp, nhân sự… để chuyển hoá thành giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp. Thương Gia đã có cuộc phỏng vấn CEO Dương Minh Việt quanh chủ đề tối ưu nguồn lực công nghệ cho startup.

Lĩnh vực cung ứng thực phẩm và nông sản sạch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Đã có khá nhiều doanh nghiệp, từ các tập đoàn lớn cho đến các starup khởi sự tìm cách “cày cuốc” trên cánh đồng lớn này. Vậy theo anh, HelloMam có sự khác biệt và lợi thế gì so với các start up khác?

Theo tôi, một là HelloMam có kết quả kinh doanh thuyết phục, doanh thu liên tục tăng trưởng và đã gần tới điểm “break even” (điểm hòa vốn).

Đây là điểm khác biệt rất lớn và quan trọng so với nhiều startup khác mới chỉ ở giai đoạn có một ý tưởng sản phẩm hoặc đã ra sản phẩm nhưng hiệu quả kinh doanh chưa rõ rệt. Việc kinh doanh tốt tạo ra tiền thực sẽ thuyết phục hơn nhiều một ý tưởng hay hoặc một sản phẩm tốt mà chưa làm ra tiền.

Hai là mô hình kinh doanh với triết lý kiểm soát thực phẩm một cách khép kín từ nông trại đến bàn ăn, phân phối tận nhà… về lý thuyết có tiềm năng quy mô lên nhiều lần.

Mô hình kinh doanh với triết lý kiểm soát thực phẩm một cách khép kín từ nông trại đến bàn ăn, phân phối tận nhà… về lý thuyết có tiềm năng quy mô lên nhiều lần.

Ba là tư duy công nghệ. Công nghệ không có nghĩa là một trang web ấn tượng hay một app (ứng dụng) nhiều tính năng hay. HelloMam quan tâm đến các công nghệ như: quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc, công nghệ sinh học ứng dụng trong sản xuất, công nghệ bảo quản, quản lý quy trình vận hành, Business inteligent (BI), quản lý và chăm sóc khách hàng (CRM)…

Ngay sau khi nhận được khoản đầu tư từ Quỹ đầu tư vào các Startup Việt Nam của Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM), anh từng nói: “Một công ty có thể tồn tại được bằng sản phẩm và dịch vụ tốt, nhưng một công ty muốn trở nên “lớn” thì phải có năng lực công nghệ tương ứng”. Xin anh phân tích rõ hơn về vai trò của công nghệ trong việc vận hành các hoạt động của HelloMam?

Có nhiều khía cạnh khi nói về công nghệ của một doanh nghiệp. Với Hello Măm chúng tôi quan tâm đến ba khía cạnh:

Thứ nhất là các công nghệ làm tăng năng lực vận hành: Nền tảng của nó là quy trình công việc thực tế và dữ liệu hoạt động, được ghi chép, tổ chức, quản lý trên giấy tờ sổ sách. Hoạt động vận hành của doanh nghiệp phải là cái có trước và nó phải có hiệu quả thực tế. Công nghệ là cái đi sau, phục vụ quy trình, xử lý dữ liệu, giúp doanh nghiệp tăng năng suất làm việc đáng kể. Ví dụ truy xuất nguồn gốc sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được quy trình và chất lượng nguồn sản phẩm, phần mềm quản lý kho tốt sẽ giúp cho việc quản lý tồn kho và dự báo đặt hàng chính xác hơn…

"Quy mô doanh nghiệp phát triển đến đâu thì đầu tư đến đó một cách phù hợp linh hoạt theo nhu cầu và tiềm lực. Hơn nữa, đối với các startup, tư duy công nghệ quan trọng hơn ứng dụng các công nghệ cụ thể. Và giai đoạn khởi sự thì chưa cần quan tâm đến ứng dụng công nghệ vội".

Dương Minh Việt – CEO Công ty Cổ phần Dịch vụ Thực phẩm sạch Hellomam.

Thứ hai là các công nghệ phân tích, dự báo kinh doanh (BI – Business intelligence), phân tích dữ liệu mua bán, hành vi tiêu dùng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và trải nghiệm khách hàng. 

Nhiều người hay nhầm lẫn “công nghệ” là một cái gì đó có sẵn, mua về rồi áp dụng. Chẳng hạn họ cần quản lý kho hàng và đi mua một phần mềm quản lý kho, thực tế là thường không áp dụng được. Công nghệ là cái được thiết kế dựa trên chính cấu trúc hoạt động thực tế của doanh nghiệp, phục vụ chính xác từng nhu cầu, từng nghiệp vụ của những người vận hành doanh nghiệp đó.

Thứ ba là việc ứng dụng các công nghệ nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng, như web, app… Đây là những hạng mục không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều ngay từ đầu đối với các doanh nghiệp thực phẩm hoặc kinh doanh nông sản sạch.

Sau khi nhận được vốn đầu tư, HelloMam có thay đổi gì về định hướng hoạt động và phát triển so với ban đầu khởi nghiệp không, thưa anh? Nếu có thì là những thay đổi gì và tại sao?

Vốn đầu tư giúp chúng tôi có tiền để đầu tư mạnh hơn vào các hệ thống cơ bản như hạ tầng hiện đại, công nghệ, kiểm soát chất lượng, phát triển nguồn cung cấp, tăng các nhân sự chuyên môn và mở rộng thị trường. Những điều này sẽ sớm chuyển hoá thành giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp.

 Anh có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về việc ứng dụng công nghệ ngay từ khi khởi sự?

 Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù khác nhau, tôi không có lời khuyên nào, mà chỉ có chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp mình là tư duy công nghệ quan trọng hơn ứng dụng công nghệ cụ thể và ngay từ khi khởi sự thì… chưa cần quan tâm đến ứng dụng công nghệ vội.

Trước tiên bạn phải biết rõ mình làm gì, quy trình phải thật rõ ràng và phải vận hành thực tế đi đã. Sau đó các bài toán cần giải nó sẽ hiện ra, khi đó bạn sẽ quyết định ứng dụng công nghệ gì, như thế nào, đầu tư cho công nghệ bao nhiêu.

Tôi khá ngạc nhiên khi trao đổi với một số công ty có mô hình kinh doanh tương tự, họ đầu tư rất nhiều vào web, app với nhiều tính năng mạnh, hình thức rất đẹp mắt và các chiến dịch marketing ấn tượng. Nhưng họ lại không đầu tư vào những thứ rất cơ bản như sản phẩm, các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng, công nghệ bảo quản, truy xuất nguồn gốc… thậm chí không có cả quy trình hay hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực đó.

Công ty khởi nghiệp không có nhiều tiền, hãy đầu tư vào những cái thiết yếu để công ty sống được đã. Sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh thực tế là những cái đi trước, quy trình đi theo để đảm bảo vận hành ổn định và công nghệ là cái đi sau nữa, làm mọi việc trở nên hiệu quả. Khi công nghệ hiệu quả thì có thể nó sẽ thành một lợi thế cạnh tranh vượt trội của doanh nghiệp hoặc thậm chí trở thành mô hình, dẫn dắt doanh nghiệp, dẫn dắt thị trường.

 Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

>> "Khởi nghiệp 10 lần để thành công 1 thì cũng nên thử"

Có thể bạn quan tâm