10 nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới năm 2019

New Zealand tiếp tục là nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới với các chính sách mới giúp giảm chi phí thành lập công ty, theo báo cáo thường niên về môi trường kinh doanh Doing Business 2019
10 nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới năm 2019

Theo báo cáo, tại New Zealand, doanh nhân có thể thành lập một công ty chỉ trong vài giờ. Trong khi đó, ở Lào, thời gian xin giấy phép thành lập công ty lên tới 174 ngày.

Tại khu vực châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu về mức tăng hạng. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Nước này tăng từ vị trí thứ 100 lên 77 trong bảng xếp hạng sau khi cắt giảm thời gian thông quan cho hàng hoá.

Trong khi đó, Trung Quốc tăng từ vị trí 78 lên 46, lần đầu tiên lọt vào top 50 kể từ khi báo cáo Doing Business được đưa ra 16 năm trước. Tại nước này, thời gian kết nối mạng điện cho doanh nghiệp ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã giảm từ 150 ngày xuống còn dưới 30 ngày.

Các nền kinh tế tại châu Âu chiếm một nửa các vị trí trong top 10. Georgia vượt qua Mỹ và Anh để giữ vị trí thứ 6. Cùng với New Zealand, Georgia hiện chỉ có một thủ tục để thành lập doanh nghiệp - số lượng ít nhất thế giới. Slovenia là nơi có chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp rẻ nhất thế giới.

Tại 14 nền kinh tế ở Trung Đông và Bắc Phi, vấn đề giới cùng các rào cản đối với doanh nhân nữ vẫn phổ biến. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là nền kinh tế duy nhất tại Trung Đông lọt vào top 20 - ở vị trí thứ 11. Trong khi đó, Afghanistan tăng hạng mạnh nhất nhờ ra chính sách bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số.

Tại Đông Nam Á, dẫn đầu là Malaysia và Thái Lan với vị trí lần lượt là 15 và 27. Việt Nam tụt một bậc xuống vị trí 69 trong danh sách năm nay.

Ba vị trí chót bảng trong danh sách tiếp tục là Venezuela, Eritrea và Somalia.

>> Việt Nam tụt 1 bậc trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của WB

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…