10 tỷ phú giàu nhất thế giới đã kiếm được bao nhiêu tiền vào năm 2021?

Tính đến cuối năm 2021, 10 cá nhân giàu nhất thế giới đều có giá trị hơn 100 tỷ USD, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.
10 tỷ phú giàu nhất thế giới đã kiếm được bao nhiêu tiền vào năm 2021?

Một trong số những cái tên trong danh sách như Bill Gates và Jeff Bezos, đều đã có thời gian trị giá 100 tỷ USD: Bill Gates lần đầu tiên đạt mốc này vào năm 1999, trong khi Jeff Bezos đã làm được điều tương tự vào năm 2017. Nhưng hầu hết những người khác đều là những người mới tham gia câu lạc bộ 12 con số.

Kết hợp lại, 10 tỷ phú giàu nhất thế giới đã thêm 402,17 tỷ USD vào giá trị tài sản ròng của họ vào năm 2021. Dẫn đầu là CEO Tesla Elon Musk, người năm nay đã trở thành người giàu nhất thế giới và nhanh chóng chứng kiến ​​giá trị tài sản ròng của mình đạt mốc 300 tỷ USD. Ông đã thêm 121 tỷ USD vào giá trị tài sản ròng của chỉ riêng trong năm 2021 - thấp hơn một chút so với con số 140 tỷ USD của năm 2020. 

Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, khi năm 2021 kết thúc, dưới đây là số tiền mà 10 người giàu nhất thế giới bổ sung thêm vào tài sản của họ. Tất cả các con số đều chính xác vào thời điểm kết thúc giao dịch vào ngày 29 tháng 12 năm 2021. 

1. Elon Musk: 277 tỷ USD (+ 121 tỷ USD)

Nhà sáng lập Tesla đã có được khối tài sản khổng lồ nhờ sự phát triển nhanh chóng của nhà sản xuất ô tô điện. Cổ phiếu Tesla đã tăng khoảng 60% trong năm nay và công ty đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên vào tháng 10. Elon Musk gần đây đã bán hàng triệu cổ phiếu của Tesla để trả khoản thuế 12 tỷ USD liên quan đến quyền chọn cổ phiếu mà ông nhận được vào năm 2012.

2. Jeff Bezos: 195 tỷ USD (+ 5 tỷ USD)

Từng giữ vị trí người đàn ông giàu nhất thế giới, Jeff Bezos trong năm nay không thu về số tài sản nhiều như mong đợi, với chỉ khoảng 5 tỷ USD nhiều hơn so với thời điểm cuối năm 2020. Người đàn ông 57 tuổi đã từ chức Giám đốc điều hành của Amazon vào tháng 7 và cho biết đang dành nhiều thời gian hơn cho các sáng kiến ​​như Quỹ Trái đất Bezos, công ty tàu vũ trụ Blue Origin, The Washington Post và Quỹ Amazon Day 1.

3. Bernard Arnault: 176 tỷ USD (+ 61 tỷ USD)

Giám đốc điều hành của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH, sở hữu các thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior và Givenchy, đã tăng thêm 61 tỷ USD vào giá trị tài sản ròng của mình vào năm 2021. Người đàn ông 72 tuổi này giữ danh hiệu người đàn ông giàu nhất châu Âu.

4. Bill Gates: 139 tỷ USD (+ 7 tỷ USD)

Mặc dù đã quyên góp hàng chục tỷ USD cho công việc từ thiện trong vài thập kỷ qua, khối tài sản của Bill Gates vẫn tiếp tục tăng lên, một phần nhờ vào hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của cổ phiếu Microsoft, công ty mà ông đồng sáng lập và vẫn sở hữu khoảng 1% cổ phần. 

Bill Gates đã từ bỏ quyền lực tại Microsoft từ lâu và dành phần lớn thời gian cho quỹ từ thiện của mình. Năm 2021 vừa qua, Bill Gates đã ly hôn với vợ là bà Melinda French Gates sau 25 năm chung sống.

5. Larry Page: 130 tỷ USD (+ 47 tỷ USD)

Người đồng sáng lập Google đã tăng thêm 47 tỷ USD vào tài sản của mình nhờ vào thành công của Alphabet trong năm 2021, khi công ty vượt qua mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ USD vào tháng 11 và gần đây đã được CNBC trao danh hiệu cổ phiếu Công nghệ lớn của năm. Page không còn là CEO của Alphabet, nhưng vẫn là thành viên hội đồng quản trị.

6. Mark Zuckerberg: 128 tỷ USD (+ 24 tỷ USD)

Là thành viên duy nhất của danh sách vẫn đang ở đột tuổi dưới 40, tài sản của Zuckerberg (37 tuổi) đã tăng thêm 24 tỷ USD trong năm nay. Mark Zuckerberg sở hữu 13% cổ phần tại Meta - công ty mẹ của Facebook và Instagram mà ông là CEO - công ty đã tăng giá trị hơn 20% trong năm nay.

7. Sergey Brin: 125 tỷ USD (+ 45 tỷ USD)

Giá trị tài sản ròng của người đồng sáng lập khác của Google đã tăng thêm 45 tỷ USD, lần đầu tiên chạm mức trên 100 tỷ USD. Người đàn ông 48 tuổi này sở hữu khoảng 38 triệu cổ phiếu trong Alphabet và nằm trong hội đồng quản trị của công ty.

8. Steve Ballmer: 122 tỷ USD (+ 41 tỷ USD)

Cựu Giám đốc điều hành Microsoft và chủ sở hữu của đội bóng NBA Los Angeles Clippers đã kiếm được hơn 41 tỷ USD trong năm nay. Giá trị ròng của Ballmer được hưởng lợi từ sự phổ biến của các cổ phiếu công nghệ như Microsoft khi công ty tăng giá trị hơn 50%. 

9. Larry Ellison: 109 tỷ USD (+ 29 tỷ USD)

Vào đầu tháng này, Oracle đã có mức tăng trưởng tốt thứ hai trong 20 năm và chủ tịch kiêm nhà sáng lập Larry Ellison đã gặt hái được nhiều thành quả. Người đàn ông 77 tuổi đã gia nhập câu lạc bộ 100 tỷ USD trong năm nay, với tăng thêm 29 tỷ USD vào giá trị tài sản ròng của mình nhờ thu nhập cao của công ty. 

10. Warren Buffett: 109 tỷ USD (+ 21 tỷ USD)

Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway vào đầu năm nay tiết lộ rằng ông đang “đi được một nửa” mục tiêu đã nêu - cho đi phần lớn tài sản của mình, nhưng kết quả hoạt động của cổ phiếu công ty của ông “đã không giúp ích được gì cho mục tiêu này” bởi năm nay, vị tỷ phú 91 tuổi đã có thêm 21 tỷ USD trong khối tài sản mà từng ông mô tả là “một lượng tiền gần như không thể hiểu nổi”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…