Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước giàu nhất thế giới

Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế sở hữu khối tài sản ròng lớn nhất thế giới.
Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước giàu nhất thế giới

Theo Bloomberg ngày 15-11, nhóm nghiên cứu công ty tư vấn quản lý McKinsey & Co, một trong ba công ty tư vấn lớn nhất toàn cầu, cho biết giá trị tài sản ròng của thế giới đã tăng lên 514 nghìn tỷ USD năm 2020, mức chưa từng có, so với 156 nghìn tỷ USD trong năm 2000.

Trong đó, khối tài sản của Trung Quốc đã tăng từ mức 7 nghìn tỷ USD năm 2000 lên 120 nghìn tỷ USD năm nay, chiếm 1/3 tài sản ròng của thế giới.

Đây là mức tăng trưởng khổng lồ so với thời điểm nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. Trong 20 năm qua, nước này chiếm 1/3 tài sản ròng tăng lên của toàn cầu.

Tài sản của Mỹ cũng tăng gấp đôi trong giai đoạn 2000-2020, lên mức 90 nghìn tỷ USD, nhưng đã bị Trung Quốc soán ngôi giàu nhất thế giới. "Thế giới đang giàu có hơn bao giờ hết", Jan Mischke, một đối tác tại McKinsey Global Institute ở Zurich, Thụy Sĩ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Tại cả Trung Quốc và Mỹ, hơn 2/3 tài sản thuộc về 10% những người giàu nhất và tỷ lệ này ngày càng tăng. Mặt khác, tài sản của thế giới đạt mức 514.000 tỉ USD vào năm 2020, tăng cao so với con số 156.000 tỉ USD vào năm 2000.

Báo cáo của McKinsey cũng cho biết 68% giá trị ròng toàn cầu gắn liền với bất động sản. Các tài sản còn lại bao gồm máy móc, cơ sở hạ tầng, thiết bị, bằng sáng chế và tài sản trí tuệ.

Theo McKinsey & Co, khoảng 68% số tài sản này là bất động sản. Hãng tư vấn cảnh báo giá trị bất động sản tăng cao có thể là điều không bền vững. Mặt khác, việc này khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà ở, có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính như tại Mỹ hồi năm 2008. Trung Quốc có thể rơi vào tình huống tương tự do khoản nợ của các công ty bất động sản như China Evergrande.

Xem thêm

Yahoo chính thức rút khỏi Trung Quốc

Yahoo chính thức rút khỏi Trung Quốc

Yahoo đã ngừng tất cả quyền truy cập vào dịch vụ của mình ở Trung Quốc, trở thành công ty công nghệ mới nhất của Mỹ rút khỏi quốc gia này.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...