5 Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2023

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua 5 Luật và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023.
5 luật sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2023

1. Luật Phòng chống bạo lực gia đình

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022 để thay thế Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Luật Thanh tra

Luật Thanh tra 2022 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022 để thay thế Luật Thanh tra 2010.

Các cuộc thanh tra có quyết định thanh tra được ban hành trước ngày 1/7/2023 thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra 2010.

3. Luật Dầu khí

Luật Dầu khí 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022 để thay thế Luật Dầu khí 1993.

Nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 1/7/2023 thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng dầu khí đã ký kết và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp.

Đề án, báo cáo, kế hoạch, chương trình dầu khí đã phê duyệt trước ngày 1/7/2023 có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các nội dung đã được phê duyệt và không phải bổ sung các nội dung quy định tại Luật Dầu khí 2022.

Báo cáo, kế hoạch, chương trình, hợp đồng dầu khí đã trình cơ quan có thẩm quyền trước ngày 1/7/2023 thì không phải trình lại và được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày 1/7/2023.

Hoạt động vận hành khai thác tận thu theo cơ chế điều hành đã được phê duyệt trước ngày 1/7/2023 thì tiếp tục thực hiện theo quyết định đã được ban hành và quy định của pháp luật trước ngày 1/7/2023.

4. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10/11/2022.

5. Luật Tần số vô tuyến điện

Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 9/11/2022. Một số nội dung chính của Luật quy định:

Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đã cấp trước ngày 1/7/2023 thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép. Chứng chỉ vô tuyến điện viên đã cấp trước ngày 1/7/2024 thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trong chứng chỉ.

Tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 6/9/2023 thì được xem xét gia hạn theo quy định tại Điều 16 của Luật Tần số vô tuyến điện 2009 và các điểm a, b, c khoản 1 Điều 22 của Luật Tần số vô tuyến điện 2009 được sửa đổi, bổ sung theo khoản 9 Điều 1 của Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 tối đa đến hết ngày 15/9/2024 và không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho thời gian được gia hạn.

Tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 16/9/2024 thì không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép và không được gia hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022.

Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo quy hoạch băng tần đối với các băng tần đã cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 trước ngày 1/8/2023.

Đối với khối băng tần được xem xét cấp lại mà sử dụng chung tần số vô tuyến điện theo giấy phép sử dụng băng tần đã cấp trước ngày 1/7/2023 thì được xem xét cấp lại theo hiện trạng sử dụng.

Việc đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên tiếp tục được thực hiện theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện 2009 đến hết ngày 30/6/2024.

Xem thêm

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 4/2023

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 4/2023

Trong quý 1/2023, rất nhiều quy định mới đã được triển khai. Thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm thay đổi trong một số lĩnh vực như bảo hiểm, cán bộ công chức, tài chính… Dưới đây là tổng hợp các chính sách mới có hiệu lực trong tháng 4/2023…
Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2023

Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2023

Tháng 5/2023, rất nhiều quy định mới sẽ được đưa vào thực hiện, kéo theo loạt thay đổi về sổ đỏ, quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông và một số thủ tục hành chính khác...
Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

Tháng 6/2023, rất nhiều quy định mới sẽ được đưa vào thực hiện, kéo theo loạt thay đổi về mẫu hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, điều kiện cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng với cán bộ, công chức... và một số thủ tục hành chính khác.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...