5 vấn đề cần giải quyết trong kinh doanh thương mại điện tử

Trong báo cáo "Đánh giá tác động sơ bộ một số nội dung đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về thương mại điện tử", Bộ Công Thương cho rằng, cần xử lý 5 vấn đề tổng thể.
5 vấn đề cần giải quyết trong kinh doanh thương mại điện tử

Báo cáo chỉ ra rằng, 5 vấn đề mà thị trường thương mại điện tử đang gặp phải là:

- Vấn đề 1: Vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng kém chất lượng trên môi trường điện tử

- Vấn đề 2: Hoạt động TMĐT trên mạng xã hội đang bùng nổ và khó kiểm soát

- Vấn đề 3: Khó khăn trong quản lý hoạt động TMĐT xuyên biên giới

- Vấn đề 4: Khó khăn trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam

- Vấn đề 5: Nhu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm nhẹ gánh nặng tuân thủ cho các hình thái hoạt động TMĐT thô sơ.

Trong thời gian tới, khi xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử sẽ tập trung giải quyết những vấn đề trên.

Ngoài ra, báo cáo này cũng chỉ rõ, nhờ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP năm 2013 về thương mại điện tử, Việt Nam đã có hành lang pháp lý cơ bản cho các hoạt động TMĐT Việt Nam, với những quy định mang tính đón đầu về từng mô hình TMĐT cụ thể, tạo điều kiện cho TMĐT phát triển nhanh và hiệu quả trong những năm qua.

Từ 2013 đến nay, TMĐT đã có nhiểu bước tiến. Điểm sáng trong giai đoạn này ghi nhận ở tốc độ phát triển về quy mô thị trường TMĐT B2C, số liệu này năm 2019 ước đạt 9,7 tỷ USD chiếm 4,65% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Với mức tăng trưởng ổn định 30%/năm, doanh thu bán lẻ trực tuyến năm 2020 dự tính sẽ đạt 12 tỷ USD, tăng gấp 5,5 lần so với thời điểm trước khi ban hành Nghị định (giai đoạn năm 2012-2013 doanh thu TMĐT B2C chỉ xấp xỉ 2 tỷ USD).

So với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước, doanh thu TMĐT B2C Việt Nam năm 2020 ước tính chiếm khoảng 5,4%. Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam đang là một trong những thị trường TMĐT phát triển năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Có thể bạn quan tâm