Tuy nhiên, trong số các ngành, vốn vào bất động sản vẫn chiếm vị trí thứ hai với tỷ trọng 7,2%. Tuy nhiên, con số này cũng giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần trong 6 tháng cũng giảm 9,2% cùng kỳ năm trước, đạt 18,47 tỷ USD. Vốn đầu tư giải ngân lại tăng 8%, đạt 9,1 tỷ USD.
Trong đó, có 1.723 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 7,41 tỷ USD, bằng 62,8% so với cùng kỳ năm 2018; có 628 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,94 tỷ USD, bằng 66,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.020 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 8,12 tỷ USD, tăng 98,1% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm gần 44% tổng vốn đăng ký. Trong đó, có 3,85 tỷ USD là từ thương vụ Beerco Limited mua cổ phần công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút lớn nhất vốn FDI với tỷ trọng 71%, đạt 13,15 tỷ USD. Hong Kong dẫn đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ USD, chiếm gần 29% tổng vốn đầu tư.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,1 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2018.
Trước đó, theo Báo cáo 5 tháng đầu năm 2019, trong 5 tháng, số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 623,3 triệu USD. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào hoạt động kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đạt 806,5 triệu USD, chiếm 11,3% tổng nguồn vốn FDI.
Theo quan sát, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản Việt Nam theo ba phương thức chủ yếu là góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp và cho vay vốn đầu tư.