8 hiệp hội kiến nghị cụ thể hóa quy định "sống chung với Covid-19"

Theo 8 hiệp hội nhiều quy định trong dự thảo hướng dẫn “Thích ứng an toàn với dịch Covid-19” vẫn nghiêng về “zero Covid”. Do đó, kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp linh hoạt, cụ thể để thích ứng, sống chung với dịch Covid-19.
8 hiệp hội kiến nghị cụ thể hóa quy định "sống chung với Covid-19"

Sau khi Bộ Y tế đưa ra dự thảo hướng dẫn “Thích ứng an toàn với dịch Covid-19”, 8 hiệp hội gồm Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng góp ý.

Theo các hiệp hội, dự thảo của Bộ Y tế khá rõ ràng khi đưa ra 5 chỉ tiêu để đánh giá. Tuy nhiên, dự thảo chỉ có một hướng dẫn chung, chưa tính đến sự khác biệt về tình hình dịch giữa các vùng trong cả nước nên thiếu tính linh hoạt như Thủ tướng đã chỉ đạo.

Ngoài ra, dự thảo hướng dẫn vẫn còn nhiều quy định chỉ phù hợp chủ trương “zero Covid-19”, chưa phù hợp với chủ trương “sống chung với dịch”, chưa phù hợp với mức độ phủ vaccine và năng lực y tế, ảnh hưởng lớn đến kinh tế.

Từ đó, các hiệp hội đề xuất với Thủ tướng “áp dụng linh hoạt 2 chiến lược để kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế”, gồm chiến lược cho giai đoạn chuyển tiếp (dự kiến từ nay đến đầu quý I/2022, vùng nào phủ vaccine sớm hơn thì mở cửa sớm hơn) và giai đoạn sống chung với Covid-19 (dự kiến từ giữa quý I/2022, có thể sớm hơn nếu tiêm phủ vaccine sớm hơn).

Trong giai đoạn chuyển tiếp, lại tách 2 vùng theo tình hình dịch để có biện pháp quản lý phù hợp. Vùng 1 là vùng đang bùng phát dịch hiện nay, đề xuất cho phép người đã tiêm đủ vaccine, F0 đã khỏi được đi làm. Điều chỉnh biện pháp áp dụng mức độ giãn cách cho phù hợp, tùy theo cấp độ dịch, tỷ lệ lấp đầy giường bệnh, mức độ tiêm vaccine.

Đồng thời, kiến nghị không đóng cửa cơ sở sản xuất kinh doanh nếu có F0, có thì đi chữa hoặc tự cách ly, cơ sở khử trùng rồi hoạt động tiếp.

Còn vùng 2 là vùng dịch lây lan chậm hoặc chưa có dịch (thấp hơn 0,7 ca mắc mới/100.000 dân/ngày), cần phòng chống dịch theo điểm chứ không phong tỏa diện rộng.

Trong khi đó, tại giai đoạn sống chung với dịch, 8 hiệp hội đề xuất mở cửa từng vùng và toàn bộ cả nước khi đã tiêm đủ vaccine cho trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đạt chỉ số 1; giãn cách phù hợp theo cấp độ dịch, nhưng có điều chỉnh nới rộng (sản xuất kinh doanh, giao thông công cộng được phép mở lại 100% ở tất cả cấp độ dịch).

Ngoài ra, bỏ toàn bộ giới hạn đi lại giữa các vùng, bao gồm cả người và xe vận tải (không cần luồng xanh); bỏ cách ly F1, bỏ cách ly người từ vùng khác đến, bỏ xét nghiệm diện rộng; cho phép F0 điều trị tại nhà; triển khai tiêm vaccine cho trẻ em và tiêm tăng cường cho người lớn.

Xem thêm

Ngày 25/9: Có 9.706 ca mắc COVID-19

Ngày 25/9: Có 9.706 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 ngày 25/9 của Bộ Y tế cho biết có 9.706 ca mắc COVID-19 tại 34 tỉnh, thành phố, trong đó TP HCM và Bình Dương đã ghi nhận 7.675 ca. Trong ngày có 10.590 bệnh nhân khỏi.
Ngày 26/9: Thêm 10.011 ca mắc COVID-19

Ngày 26/9: Thêm 10.011 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 ngày 26/9 của Bộ Y tế cho biết có thêm 10.011 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM đã chiếm hơn một nửa với 5.121 ca. Trong ngày có 11.477 bệnh nhân khỏi, cao hơn số mắc 1.466 ca.

Có thể bạn quan tâm